Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tirôxin được sản sinh ra ở:

  • A. Tuyến giáp.
  • B. Tuyến yên.
  • C. Tinh hoàn.
  • D. Buồng trứng.

Câu 2: Những hoocmon nào sau đây điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?

  • A. Hoocmon sinh trưởng, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin
  • B. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron
  • C. Hoocmon tiroxin, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin
  • D. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron, juvenin

Câu 3: Động vật nào sau đây chỉ có hình thức sinh sản vô tính?

  • A. voi
  • B. Bọt biển.
  • C. Giun đũa.
  • D. Chuồn chuồn.

Câu 4: Quang chu kì là gì?

  • A. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây
  • B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây
  • C. Là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng
  • D. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể trong suốt chu kì sống của nó

Câu 5: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

  • A. Thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
  • B. Những cây đó có giá trị kinh tế cao.
  • C. Cành của các cây đó quá to nên không giâm cành được.
  • D. Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 6: Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật?

  • A. Toàn năng
  • B. Phân hóa
  • C. Chuyên hóa cao
  • D. Tự dưỡng

Câu 7: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là

  • A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
  • B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
  • C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
  • D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

Câu 8: Sinh sản vô tính gặp ở

  • A. nhiều loài động vật có tổ chức thấp
  • B. hầu hết động vật không xương sống
  • C. động vật có xương sống
  • D. động vật đơn bào

Câu 9:  Tuổi thọ của sinh vật do cái gì quyết định?

  • A. Protein
  • B. Gene
  • C. mRNA
  • D. Amino acid

Câu 10:  Khi nói về hình thức trinh sản trinh sinh, chỉ ra phát biểu sai: 

  • A. Không cần sự tham gia của giao tử đực
  • B. Xảy ra ở động vật bậc thấp
  • C. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực
  • D. Không có quá trình giảm phân

Câu 11: Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì tế bào

  • A. ngừng lớn lên.
  • B. sẽ chết.
  • C. phát triển bình thường.
  • D. hát triển mạnh hơn.

Câu 12: Êtylen có vai trò:

  • A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
  • B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
  • C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
  • D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.

Câu 13:  Vai trò của hoạt động phân chia xảy ra trong tế bào là:

  • A. Cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của tế bào.
  • B. Tạo nên những tế bào mới, là cơ sở cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
  • C. Giúp tế bào tích lũy vật chất, chuẩn bị cho phân chia.
  • D. Thu nhận và phản ứng trước những kích thích vật lí, hóa học của môi trường quanh tế bào đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tế bào.

Câu 14: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về vai trò của Sinh học?

(1) Làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp.

(2) Làm thay đổi mạnh mẽ nền công nghiệp.

(3) Giúp giảm tỉ lệ bệnh tật ở người.

(4) Giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con người.

(5) Giúp gia tăng tuổi thọ cho con người.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 15:  Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt lạc, đỗ, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

Bước 2. Để nơi có ánh sáng và tưới hằng ngày.

Bước 3. Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

Bước 4. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Thí nghiệm được thực hiện nhằm

  • A. chứng minh cây có sự sinh sản.
  • B. chứng minh cây có sự sinh trưởng.
  • C. chứng minh cây có sự phát triển.
  • D. chứng minh cây có sự cảm ứng.

Câu 16: Ơstrôgen có vai trò:

  • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
  • B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
  • C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
  • D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 17: Tác dụng của hoocmon sinh trưởng GH là: 

  • A. Tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể
  • B. Tăng cường khả năng hấp thụ các chất protein, lipit, gluxit
  • C. Tăng cường quá trình tổng hợp protein
  • D. Tăng cường quá trình chuyển hóa Ca vào xương

Câu 18: Gibêrelin có vai trò:

  • A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
  • B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
  • C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
  • D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.

Câu 19: Ngành nghề liên quan đến Sinh học nào sau đây thuộc nhóm ngành Sinh học cơ bản?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Công nghệ thực phẩm.
  • C. Khoa học môi trường.
  • D. Dược học.

Câu 20:  Quan sát  mặt cắt ngang thân,  sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

  • A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi
  • B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp
  • C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp
  • D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác