Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây?

  • A. Con người.
  • B. Amip.
  • C. Thuỷ tức.
  • D. Vi khuẩn.

Câu 2: Ecđixơn gây

  • A. ức chế Sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
  • B. ức chế Sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
  • C. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
  • D. lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

Câu 3: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích: 

  • A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt
  • B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
  • C. Làm đất thoáng khí
  • D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ

Câu 4: Nhóm động vật có hình thức trinh sinh là?

  • A. bọt biển, giun dẹp, thủy tức, bọ cạp.
  • B. thủy tức, bọt biển, giun dẹp, sứa.
  • C. giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thủy tức.
  • D. ong, kiến, rệp, mối.

Câu 5: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng hormone sinh trưởng

  • A. Auxin và GA
  • B. Auxin và xitokinin
  • C. Auxin
  • D. GA và xitokinin

Câu 6: Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở:

  • A. Tế bào đang phân chia ở, hạt, quả.
  • B. thân,cành.
  • C. Lá, rễ.
  • D. Đỉnh của thân và cành.

Câu 7: Nhóm thực vật chủ yếu sinh sản tự nhiên bằng thân

  • A. Lúa mạch, lúa mì, ngô.
  • B. Củ mì (sắn), rau má, chuối
  • C. Cam. bưởi, chanh.
  • D. Khoai lang, đậu phộng, đu đủ

Câu 8: Testostêrôn có vai trò:

  • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
  • B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
  • C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
  • D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 9: Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh là kiểu sinh sản thường gặp ở

  • A. Ruột khoang.
  • B. Chân khớp ( tôm, cua).
  • C. Bọt biển.
  • D. Thằn lằn.

Câu 10: Trong sinh sản vô tính, các cá thể mới sinh ra: 

  • A. giống nhau và giống cá thể gốc
  • B. khác nhau và giống cá thể gốc
  • C. giống nhau và khác cá thể gốc
  • D. cả ba phương án trên

Câu 11:  Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?

  • A. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
  • B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống. 
  • C. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
  • D. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành. 

Câu 12: Sắp xếp các cấp độ tổ chức cấu tạo nên cơ thể từ bé đến lớn

  • A. Tế bào - Cơ quan - Hệ cơ quan - Mô - Cơ thể
  • B. Mô - Tế bào - Hệ cơ quan - Cơ quan - Cơ thể
  • C. Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể
  • D. Mô - Tế bào - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể

Câu 13: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò:

  • A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
  • B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
  • C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
  • D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 14: Cho đoạn thông tin sau: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ (1) …………. Cơ thể đa bào gồm nhiều tế bào phân hóa thành các (2) …………, (3) ………… khác nhau cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

Các từ cần điền là

  • A. (1) cơ quan; (2) mô; (3) tế bào.
  • B. (1) tế bào; (2) mô; (3) cơ quan.
  • C. (1) mô; (2) cơ quan; (3) tế bào.
  • D. (1) mô; (2) tế bào; (3) cơ quan.

Câu 15: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?

  • A. Giai đoạn nảy mầm
  • B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch
  • C. Giai đoạn ra hoa
  • D. Giai đoạn tạo quả chín

Câu 16: Trong các lĩnh vực sau đây, có bao nhiêu lĩnh vực thuộc ngành Sinh học?

(1) Di truyền học.

(2) Sinh học tế bào.

(3) Khoa học Trái Đất.

(4) Vi sinh vật học.

(5) Hóa học.

(6) Công nghệ Sinh học.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 17: Người ta sử dụng Gibêrelin để:

  • A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
  • B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.
  • C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
  • D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.

Câu 18: Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là

  • A. yếu tố di truyền       
  • B. hoocmôn
  • C. thức ăn       
  • D. nhiệt độ và ánh sáng

Câu 19: Mục tiêu nào dưới đây không đúng khi nói về mục tiêu học tập môn Sinh học?

  • A. Môn Sinh học giúp chúng ta hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống.
  • B. Môn Sinh học giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực sinh học như nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống,…
  • C. Môn Sinh học giúp chúng ta có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên; biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước;…
  • D. Môn Sinh học giúp chúng ta tìm ra phương pháp khai thác tài nguyên triệt để góp phần phát triển kinh tế.

Câu 20: Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là

  • A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành.
  • B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành.
  • C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng.
  • D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác