Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 cánh diều giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cây ngày ngắn là cây:

  • A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
  • B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
  • C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
  • D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.

Câu 2: Gà trống sau khi bị thiến thường không có đặc điểm

  • A. phát triển mào và cựa, hình thành bộ lông sặc sỡ.
  • B. lớn nhanh, dễ béo.
  • C. mất bản năng sinh dục.
  • D. không biết gáy.

Câu 3: Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích

  • A. Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm
  • B. Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn
  • C. Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng
  • D. Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên

Câu 4: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học

  • A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi
  • B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức
  • C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự
  • D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ

Câu 5: Testostêrôn có vai trò:

  • A. Tăng phát triển xương
  • B. Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
  • C. Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 6: Hoocmôn Testostêron do:

  • A. tuyến yên tiết ra
  • B. tuyến giáp tiết ra
  • C. buồng trứng tiết ra
  • D. tinh hoàn tiết ra

Câu 7: Ơstrôgen có vai trò:

  • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
  • B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
  • C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
  • D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 8: Ơstrôgen được sinh ra ở:

  • A. Tuyến giáp.
  • B. Buồng trứng.
  • C. Tuyến yên.
  • D. Tinh hoàn.

Câu 9: Ở giai đoạn dậy thì của nữ, hoocmon estrogen và progesteron kích thích cơ thể sinh trưởng và phát triển mạnh. Nguyên nhân là vì hoocmon này có tác dụng: 

  • A. kích thích quá trình hình thành trứng và gây rụng trứng để sinh sản
  • B. kích thích phát triển xương và phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
  • C. ức chế các hoocmon có hại, nhờ đó mà kích thích quá trình phát triển của cơ thể
  • D. kích thích chuyển hóa tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Câu 10: Điều kiện hoá hành động là:

  • A. Kiểu liên kết giữa các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
  • B. Kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà  sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
  • C.Kiểu liên kết giữa một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.
  • D. Kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.

Câu 11: Những động vật sinh trưởng và phát triển thông qua biến thái không hoàn toàn là:

  • A. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
  • B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
  • C. Châu chấu, ếch, muỗi.
  • D. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.

Câu 12: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:

  • A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.
  • B. Auxin, Etylen, Axit absixic.
  • C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.
  • D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.

Câu 13: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn

  • A. FSH       
  • B. LH
  • C. HCG       
  • D. Progesteron

Câu 14: Juvenin gây

  • A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
  • B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
  • C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
  • D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sđu biến thành nhộng và bướm

Câu 15: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là

  • A. người nhỏ bé,  ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
  • B. người nhỏ bé,  ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
  • C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ
  • D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

Câu 16: Êtylen được sinh ra ở:

  • A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh.
  • B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
  • C. Hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
  • D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín

Câu 17: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là:

  • A. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
  • B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
  • C. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
  • D. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.

Câu 18: Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:

  • A. Nhân tố di truyền.
  • B. Hoocmôn.
  • C. Thức ăn.
  • D. Nhiệt độ và ánh sáng

Câu 19: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn là:

  • A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
  • B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
  • C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
  • D. Châu chấu, ếch, muỗi

Câu 20: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở:

  • A. Cơ quan sinh sản.
  • B. Cơ quan còn non.
  • C. Cơ quan sinh dưỡng.
  • D. Cơ quan đang hoá già.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác