Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn:

  • A. Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.
  • B. Prôgestêron và Ơstrôgen.
  • C. Hoocmôn kích dục nhau thai Prôgestêron.
  • D. Hoocmôn kích nang trứng Ơstrôgen.

Câu 2: Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:

  • A. Đỉnh của thân và cành.
  • B. Lá, rễ
  • C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
  • D. Thân, cành

Câu 3: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

  • A. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
  • B. Bần → Tầng sinh bần→ Mạch rây thứ cấp→ Mạch rây sơ cấp→ Tầng sinh mạch→ Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
  • C. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.
  • D. Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp→ Tuỷ.

Câu 4: Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

  • A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó Kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
  • B. kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể
  • C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
  • D. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 5: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là

  • A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động
  • B. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
  • C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động
  • D. kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động

Câu 6: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

  • A. Giai đoạn phôi thai.
  • B. Giai đoạn sơ sinh.
  • C. Giai đoạn sau sơ sinh.
  • D. Giai đoạn trưởng thành.

Câu 7: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

  • A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
  • B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.
  • C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
  • D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

Câu 8: Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

  • A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
  • B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
  • C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
  • D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm.

Câu 9: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn

  • A. FSH       
  • B. LH
  • C. HCG       
  • D. Progesteron

Câu 10: Tác dụng của hoocmon sinh trưởng GH là: 

  • A. Tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể
  • B. Tăng cường khả năng hấp thụ các chất protein, lipit, gluxit
  • C. Tăng cường quá trình tổng hợp protein
  • D. Tăng cường quá trình chuyển hóa Ca vào xương

Câu 11: Nhân tố nào là nhân tố bên trong tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật?

  • A. Testosteron
  • B. Tiroxin
  • C. Thức ăn
  • D. Hoocmon

Câu 12: Diệt muỗi đang ở giai đoạn nào là cách hữu hiệu nhất?

  • A. Giai đoạn nào cũng như nhau
  • B. Trứng
  • C. Trưởng thành
  • D. Trong giai đoạn ấu trùng (Bọ gậy)

Câu 13: Sự phôi hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?

  • A. Prôgestêron và Ơstrôgen.
  • B. Hoocmôn kích thích nang trứng, Prôgestêron.
  • C. Hoocmôn tạo thể vàng và hoocmôn Ơstrôgen.
  • D. Hoocmôn thể vàng và Prôgestêron.

Câu 14: Testosterone được sinh sản ra ở

  • A. tuyến giáp       
  • B. tuyến yên
  • C. tinh hoàn       
  • D. buồng trứng

Câu 15: Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với sinh sản và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
  • B. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của giảm phân. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
  • C. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
  • D. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra cùng một lúc. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.

Câu 16: Các biện pháp ngăn cản tinh trùng gặp trứng là:

  • A. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng, uống viên tránh thai.
  • B. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn trứng, xuất tinh ngoài, giao hợp vào giai đoạn không rụng trứng.
  • C. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, xuất tinh ngoài, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.
  • D. Dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh, đặt vòng tránh thai, giao hợp vào gia đoạn không rụng trứng.

Câu 17: Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

  • A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương.
  • B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.
  • C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.
  • D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương.

Câu 18: Những hoocmon nào sau đây điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?

  • A. Hoocmon sinh trưởng, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin
  • B. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron
  • C. Hoocmon tiroxin, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin
  • D. Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron, juvenin

Câu 19: Tập tính động vật là

  • A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
  • B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
  • C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
  • D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

Câu 20: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

  • A. Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp→ Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
  • B. Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch→ Gỗ sơ cấp→ Tuỷ.
  • C. Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp→ Tuỷ.
  • D. Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác