Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều Bài 6 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 6 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật - sách cánha diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tiêu hóa là gì?

  • A. Là quá trình thu nhận các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

  • B. Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
  • C. Là quá trình thải ra các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
  • D. Là quá trình biến đổi các chất cặn bã có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Câu 2: Quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn là?

  • A. Lấy thức ăn, nhai, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã
  • B. Lấy thức ăn, tiêu biến, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã
  • C. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thu, dị hóa, thải chất cặn bã
  • D. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã

Câu 3: Ở động vật có ống tiêu hóa

  • A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  • B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  • C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  • D. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 4: Tiêu hóa ở con người thuộc kiểu tiêu hóa nào?

  • A. Bán hoàn toàn
  • B. Đẳng phân
  • C. Vừa nội bào vừa ngoại bào
  • D. Chỉ ngoại bào

Câu 5: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

  • A. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

  • B. Thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  • C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  • D. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 6: Những kiểu tiêu hóa thức ăn ở động vật?

  • A. Tiêu hóa nội sinh, tiêu hóa ngoại sinh
  • B. Tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại bào
  • C. Tiêu hóa bán hoàn toàn, tiêu hóa hoàn toàn
  • D. Tiêu hóa vi phân, tiêu hóa đẳng phân

Câu 7: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa ở đâu?

  • A. không bào tiêu hóa.
  • B. túi tiêu hóa.

  • C. ống tiêu hóa.
  • D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.

Câu 8: Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

  • A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
  • B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
  • C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn

  • D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn

Câu 9: Ở người có các loại tiêu hóa nào?

  • A. Không bào và nội bào

  • B. Vật lý và sinh trưởng
  • C. Nội bào và cơ học
  • D. Cơ học và hóa học

Câu 10: Thức ăn đang nhai ở miệng thì đang xảy ra tiêu hóa nào?

  • A. Cơ học và hóa học
  • B. Chỉ cơ học
  • C. Ngoại bào
  • D. Chỉ hóa học

Câu 11: Trong chế độ ăn uống khoa học, thì cần những yếu tố nào?

  • A. Cần ngon là được
  • B. Đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng, và khối lượng các chất dinh dưỡng phải cân bằng, có tính thẩm mỹ
  • C. Cần thât nhiều đạm, các loại vitamin chứ không cần chất xơ
  • D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 12: Một số bệnh về đường tiêu hóa?

  • A. Viên loét dạ dày, ung thư đại tràng,…
  • B. Viêm thấp khớp, viên não,…
  • C. Lupus ban đỏ, teo cơ gen-ta,…
  • D. Đao, gút,…

Câu 13: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

  • A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 14: Đặc điểm nào không phát triển ở các loài động vật ăn thịt?

  • A. Dạ dày đơn.
  • B. Ruột ngắn.
  • C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
  • D. Manh tràng phát triển.

Câu 15: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

  • A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
  • B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
  • C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

  • D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 16: Tại cấu tạo ruột non của người ta thấy các nếp gấp của niêm mạc ruột non, trên đó có các lông tuột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì?

  • A. Làm tăng nhu động ruột.
  • B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.
  • C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.
  • D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Câu 17: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

  • A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  • B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
  • C. ngoại bào (nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
  • D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Câu 18: Ở loài động vật nào sau đây chỉ có hình thức tiêu hoá nội bào (tiêu hóa thức ăn bên trong tế bào)?

  • A. Trùng giày
  • B. Cá
  • C. Ruột khoang
  • D. Ruột khoang, cá và trùng giày

Câu 19: Ở loài động vật nào không phát triển hình thức tiêu hóa bằng ống tiêu hóa?

  • A. Châu chấu
  • B. Gà
  • C. Thủy tức
  • D. Thỏ

Câu 20: Tiếp tục ăn một chế độ ăn nhiều bơ, thịt đỏ và trứng trong thời gian dài có thể gây ra?

  • A. Tăng cholesterol máu
  • B. Sỏi thận
  • C. Độc tính
  • D. Nước tiểu có thể ceton

Câu 21: So với ruột của động vật ăn cỏ, ruột của động vật ăn thịt nói chung là?

  • A. lâu hơn
  • B. phức tạp hơn

  • C. ít phức tạp hơn
  • D. giống nhau

Câu 22: Viêm loét đại tràng ở người là gì?

  • A. Mang nguy cơ ung thư ruột kết
  • B. Có thể điều trị bằng chế độ ăn kiêng LOFFLEX
  • C. Có thể do vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức
  • D. Có thể do không dung nạp sữa

Câu 23: Hệ tiêu hóa của ốc sên là một ống nối liền từ miệng đến hậu môn. Điều nào sau đây mô tả đúng nhất hệ thống tiêu hóa của ốc sên?

  • A. Hệ tiêu hóa của ốc sên còn thiếu men thủy phân.
  • B. Quá trình tiêu hóa ở ốc là tiêu hóa nội bào.
  • C. Hệ thống tiêu hóa của ốc rất nguyên thủy.

  • D. Ốc có đường tiêu hóa.

Câu 24: Quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

  • A. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

  • B. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
  • C. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  • D. Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 25: Diều ở các loài động vật thuộc lớp chim được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?

  • A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.
  • B. Diều được hình thành từ khoang miệng
  • C. Diều được hình thành từ thực quản
  • D. Diều được hình thành từ dạ dày.

Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về hệ tiêu hóa ở các loài động vật?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

  • A. 2
  • B. 5

  • C. 3
  • D. 4

Câu 27: Sơ đồ cho thấy một chiếc răng người có diện tích bị sâu. Điều gì có thể đã gây ra sự sâu răng?

  • A. tiêu hóa răng của vi khuẩn
  • B. Một loại axit do vi khuẩn tiết ra
  • C. dư thừa chất béo trong thức ăn
  • D. thiếu chất xơ trong thức ăn

Câu 28: Khi nói đến cơ quan tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển.
So với các loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn.
Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép.
Cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 29: Điều nào sau đây là đúng khi nói về động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?

(1) đa số động vật đơn bào.

(2) thực hiện tiêu hóa nội bào.

(3) thức ăn vào cơ thể theo kiểu nhập bào.

(4) không bào tiêu hóa + Lizôxôm tiết enzim tiêu hóa thức ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Các phát biểu đúng là?

  • A. 1
  • B. 2

  • C. 3
  • D. 4

Câu 30: Có bao nhiêu ý đúng trong các nhận định sau đây

  1. ruột non có nhiều nếp gấp và trên các nếp gấp có nhiều lông nhỏ li ti giúp tăng hiệu suất hấp thụ thức ăn
  2. sự phân hóa trong ống tiêu hóa giúp tăng cường hiệu suất của quá trình tiêu hóa
  3. enzim pepsin có vai trò phân giải peptit thành axit amin
  4. dạ dày có chức năng nghiền nhỏ thức ăn và hấp thụ thức ăn
  5. dạ dày ở ngựa, bò đều có bốn ngăn
  6. trùng giày tiêu hóa ngoại bào
  7. mèo, bò, gà có hình thức tiêu hóa ngoại bào
  8. tuyến nước bọt tiết enzim mantaza
  • A. 5
  • B. 3
  • D. 4
  • C. 8

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác