Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều Bài 10 Bài tiết và cân bằng nội môi

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10 Bài tiết và cân bằng nội môi - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cân bằng nội môi là:

  • A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
  • B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.
  • C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
  • D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.

Câu 2: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

  • A. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
  • B. Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
  • C. Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận thực hiện -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.
  • D. Bộ phận thực hiện ->Bộ phận tiếp nhận kích thích -> Bộ phận điều khiển -> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 3: Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự sau:

  • A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.
  • B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan.
  • C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng
  • D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan.

Câu 4: Liên hệ ngược là:

  • A. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
  • B. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
  • C. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.
  • D. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

 

Câu 5: Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là:

  • A. Liên hệ ngược.
  • B. Vòng tuần hoàn.
  • C. Hệ nội tiết.
  • D. Môi trường nội môi

Câu 6: Bộ phận tiếp nhận kich thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

  • A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

  • B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
  • C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
  • D. Cơ quan sinh sản.

Câu 7: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm là :

  • A. bộ phận tiếp nhận kích thích
  • B. bộ phận điều khiển
  • C. hệ thần kinh trung ương hoặc các tuyến nội tiết
  • D. các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống cơ xương.

Câu 8: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

  • A. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ốn định.

  • B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
  • C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
  • D. Làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.

Câu 9: Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển là chức năng của:

  • A. Bộ phận tiếp nhận.
  • B. Bộ phận điều khiển.
  • C. Bộ phận thực hiện
  • D. Cả A và B.

Câu 10: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

  • A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
  • B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…
  • C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
  • D. Cơ quan sinh sản.

Câu 11: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết là

  • A. bộ phận tiếp nhận kích thích

  • B. bộ phận điều khiển
  • C. bộ phận thực hiện
  • D. Cả A, B và C.

Câu 12: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

  • A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
  • B. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.
  • C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.
  • D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

Câu 13: Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn là chức năng của:

  • A. Bộ phận tiếp nhận.

  • B. Bộ phận điều khiển.
  • C. Bộ phận thực hiện
  • D. Cả A và B.

Câu 14: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

  •  A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

  • B. Trung ương thần kinh.
  • C. Tuyến nội tiết.
  • D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

Câu 15: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các cơ quan nội tạng hoặc hệ thống xương là :

  • A. bộ phận tiếp nhận kích thích

  • B. bộ phận điều khiển
  • C. bộ phận thực hiện
  • D. Cả A, B và C.

Câu 16: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

  • A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

  • B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
  • C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
  • D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.

Câu 17: Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định là chức năng của:

  • A. Bộ phận tiếp nhận.

  • B. Bộ phận điều khiển.
  • C. Bộ phận thực hiện
  • D. Cả A và B.

Câu 18: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

  • A. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
  • B. Gan → Insulin → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.
  • C. Gan → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Insulin → Glucôzơ trong máu giảm.
  • D. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

Câu 19: Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Cơ thể điều hòa nồng độ glucose trong máu bằng những phản ứng nào dưới đây ? 

1. Tuyến tụy tiết insulin 

2. Tuyến tụy tiết glucagon 

3. Gan biến đổi glucose thành glicogen 

4. Gan biến đổi glicogen thành glucose 

5. Các tế bào trong cơ thể tăng nhận và sử dụng glucose

  • A. 2,4,5

  • B. 1,3,5
  • C. 1,4,5
  • D. 2,3,5

Câu 20: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.

  • B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH.
  • C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
  • D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.

Câu 21: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.

  • B. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
  • C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
  • D. Cả A, B và C

Câu 22: Vì sao ta có cảm giác khát nước?

  • A. Vì do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.      

  • B. Vì do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
  • C. Vì do nồng độ glucôzơ trong máu tăng.        
  • D. Vì do nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 23:  Cảm giác khát nước sinh ra khi:

  • A. Áp suất thẩm thấu trong máu cao.
  • B. Áp suất thẩm thấu trong máu thấp.
  • C. Glucose trong máu cao.
  • D. Glucose trong máu thấp.

Câu 24: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

  • A. Điều hòa huyết áp.

  • B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
  • C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.  
  • D. Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Câu 25: Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?

  • A. Thận thải H+ và HCO3-.

  • B. Hệ đệm trong máu lấy đi H+.
  • C. Phổi hấp thu O2.         
  • D. Phổi thải CO2.

Câu 26: Độ pH của nội môi được cân bằng nhờ các loại hệ đệm nào ? 

1. Hệ đệm bicacbonat 

2. Hệ đệm phosphate 

3. Hệ đệm proteinat  

4. Hệ đệm supônat

  • A. 1,3,4

  • B. 1,2,3,4
  • C. 1,2,3
  • D. 1,4

Câu 27:  Albumin có tác dụng như một hệ đệm:

  • A. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giảm nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
  • B. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô không thấm trở lại máu.
  • C. Làm giảm áp suất thẩm thấu của huyết tương, thấp hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.
  • D. Làm tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương, cao hơn so với dịch mô, có tác dụng giữ nước và giúp cho các dịch mô thấm trở lại máu.

Câu 28: Nó được sản xuất và phân hủy ở gan, có tác dụng đệm pH và giữ vai trò quan trọng trong điều hòa áp suất thẩm thẩm thấu. Nếu thiếu nó, nước bị ứ lại ở mô gây hiện tượng phù nề. Nó là ?

  •  A. Albumin
  • B. Globulin
  • C. Hemoglobin
  • D. Fibrinogen

Câu 29: Trong hệ sinh thái, tại sao cân bằng nội môi là một yếu tố quan trọng?

  • A. Cân bằng nội môi đảm bảo sự duy trì và ổn định của hệ sinh thái. Nếu có sự mất cân bằng, có thể xảy ra hậu quả tiêu cực như sự suy giảm của các loài hoặc sự gia tăng quá mức của một loài gây cạnh tranh.

  • B. Cân bằng nội môi đảm bảo sự tương tác hợp lý giữa các thành viên trong hệ sinh thái, đồng thời đảm bảo sự sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách hiệu quả.
  • C. Cân bằng nội môi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của các chu kỳ sinh học và hóa học trong hệ sinh thái, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống và phát triển của các loài.
  • D. Cân bằng nội môi ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và sự phân bố của các loài trong hệ sinh thái, đồng thời ảnh hưởng đến sự thay đổi và phục hồi tự nhiên của môi trường.

Câu 30: Cân bằng nội môi đảm bảo sự ổn định trong hệ sinh thái bằng cách:

  • A. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa con cái và con đực
  • B. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa sinh sản và tử vong
  • C. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ
  • D. Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa loài săn mồi và con mồi

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác