Giải SBT Sinh học 11 Cánh diều bài 10 Bài tiết và cân bằng nội môi

Giải chi tiết sách bài tập Sinh học 11 Cánh diều bài 10: Bài tiết và cân bằng nội môi. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1.113: Khẳng định nào dưới đây về bài tiết ở động vật là đúng?

A. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc qua nước tiểu và qua phân.

B. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc do cơ thể tạo ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

C. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc sinh ra do quá trình trao đổi chất của các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

D. Bài tiết là quá trình thải chất dư thừa, chất độc thông qua quá trình hô hấp, bài tiết mồ hôi và nước tiểu.

Câu 1.114: Ở người khoẻ mạnh bình thường, thành phần nào dưới đây không có trong nước tiểu đầu?

A. Hồng cầu.                                                       B. Glucose.

C. NaCl.                                                              D. Amino acid.

Câu 1.115: Khi ăn mặn thường xuyên, hàm lượng hormone nào dưới đây tăng lên trong máu?

A. Renin.                                                             B. Aldosterone.

C. ADH.                                                              D. Angiotensin II.

Câu 1.116: Khẳng định nào dưới đây về vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi là không đúng?

A. Thận điều hoà thể tích máu và huyết áp thông qua việc tiết renin và thay đổi lượng nước tiểu tạo thành.

B. Thận điều hoà áp suất thẩm thấu máu thông qua quá trình thải nước ra nước tiểu.

C. Thận điều hoà pH máu thông qua quá trình thải H$^{+}$ ra nước tiểu.

D. Thận điều hòa lượng glucose máu thông qua việc tiết hormone insulin.

Câu 1.117: Khẳng định nào dưới đây về vai trò của các cơ quan trong cơ thể đối với thành phần nội môi là không đúng?

A. Cơ quan tiêu hoá: cung cấp các chất vào nội môi qua quá trình hấp thụ ở hệ tiêu hoá; gan giúp phân giải hồng cầu và thải sản phẩm phân giải ra ngoài qua dịch mật.

B. Cơ quan hô hấp: cung cấp O2 vào máu và thải CO2 từ máu ra ngoài.

C. Da: thải nước, các chất hoà tan, chất độc, chất thải từ môi trường trong ra ngoài thông qua quá trình tạo và thải mồ hôi.

D. Tuyến tụy là tuyến nội tiết tiết hormone tham gia vào điều hoà hàm lượng mọi chất tan trong nội môi.

Câu 1.118: Khẳng định nào dưới đây về cơ chế điều hoà cân bằng nội môi là đúng?

A. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên não bộ, não bộ sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

B. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hòa (thần kinh và/hoặc thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

C. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể ở cơ quan bài tiết, từ đó sẽ thay đổi hoạt động bài tiết, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

D. Sự mất cân bằng một giá trị nội môi sẽ tác động lên thụ thể tương ứng, từ đó tác động lên trung khu điều hòa (thần kinh và thể dịch), trung khu này sẽ điều khiển hoạt động tiêu hoá, bài tiết của cơ thể, giúp đưa giá trị môi trường trong trở về bình thường.

Câu 1.147: Vì sao nói bài tiết có chức năng điều hoà cân bằng nội môi? Kể tên các cơ quan bài tiết và sản phẩm bài tiết ở động vật.

Câu 1.148: Trình bày quá trình hình thành nước tiểu ở thận.

Câu 1.149: Vẽ sơ đồ thể hiện cơ chế điều hoà huyết áp, thể tích máu.

Câu 1.150: Trình bày nguyên nhân, hậu quả của một bệnh liên quan đến mất cân bằng nội môi.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều, Giải SBT Sinh học 11 CD, Giải sách bài tập Sinh học 11 Cánh diều bài 10 Bài tiết và cân bằng nội môi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác