Giải SBT Sinh học 11 Cánh diều bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Giải chi tiết sách bài tập Sinh học 11 Cánh diều bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 3.6: Khẳng định nào sau đây về mô phân sinh là không đúng?

A. Mô phân sinh là các tế bào chưa phân hoá, thành cellulose mỏng.

B. Mô phân sinh là các tế bào có khả năng phân chia liên tục để tạo tế bào mới.

C. Mô phân sinh đỉnh nằm ở đỉnh thân, đỉnh rễ.

D. Một cơ thể thực vật hạt kín có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

Câu 3.7: Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng sơ cấp là không đúng?

A. Sinh trưởng sơ cấp có ở cây Hai lá mầm và Một lá mầm.

B. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của thân và rễ.

C. Sinh trưởng sơ cấp chỉ do mô phân sinh đỉnh tạo nên.

D. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra suốt đời ở cây Hai lá mầm.

Câu 3.8: Phát biểu nào sau đây về sinh trưởng thứ cấp là không đúng?

A. Sinh trưởng thứ cấp do mô phân sinh bên tạo nên.

B. Sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính thân, rễ.

C. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây Hai lá mầm.

D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ tạo ra mạch gỗ và mạch rây thứ cấp.

Câu 3.9: Thứ tự nào sau đây là đúng về các pha phát triển trong vòng đời thực vật?

(1) Pha sinh sản                    (2) Pha phát triển phôi thai              (3) Pha trưởng thành                     

(4) Pha già                            (5) Pha non trẻ

A. (1) → (2)→  (3) → (4) → (5).                       B. (2) → (3) → (4) → (5) → (1).

C. (2) → (5) → (3) → (4) → (1).                       D. (2) → (5) → (3) → (1) → (4).

Câu 3.10: Để tránh mất nước trong điều kiện khô nóng quá mức, khí khổng ở lá đóng lại do tác động của hormone nào?

A. Abscisic acid.                                                     B. Auxin.

C. Cytokinine.                                                         D. Gibberellin.

Câu 3.11: Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật do hormone nào gây ra?

A. Abscisic acid.                                                     B. Auxin.

C. Cytokinine.                                                         D. Gibberellin.

Câu 3.12: Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để tạo quả (cam, quýt) không hạt?

A. Abscisic acid.                                                     B. Auxin.

C. Cytokinine.                                                         D. Gibberellin.

Câu 3.13: Trong sản xuất, loại hormone nào thường được sử dụng để thúc đẩy quả chuối chín nhanh?

A. Abscisic acid.                                                     B. Auxin.

C. Ethylene.                                                         D. Gibberellin.

Câu 3.14: Khẳng định nào sau đây về tương quan giữa các hormone là không đúng?

A. Chỉ có tương quan hình thành giữa một hormone kích thích và một hormone ức chế.

B. Là trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một tỉ lệ xác định, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan.

C. Tương quan giữa gibberellin với abscisic acid điều tiết trạng thái sinh lí của hạt, chồi.

D. Tương quan giữa auxin với ethylene kiểm soát sự phát triển tầng rời ở cuống lá.

Câu 3.15: Phát biểu nào sau đây về hormone thực vật (phytohormone) là đúng?

A. Hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình quang hợp và điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.

B. Hợp chất hữu cơ được sinh tổng hợp trong cơ thể thực vật và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ.

C. Hợp chất hữu cơ sinh ra trong quá trình hô hấp, điều tiết quá trình hô hấp ở thực vật.

D. Hợp chất hữu cơ được cây hấp thụ và điều tiết sinh trưởng, phát triển thực vật ở hàm lượng rất nhỏ.

Câu 3.16: Nối tên các hormone thực vật với vai trò của chúng ở thực vật.

Hormone thực vật

 

Vai trò

(a) Auxin

(b) Gibberellin

(c) Cytokinine

(d) Ethylene

(e) Abscisic acid

(1) Kích thích quá trình chín của quả

(2) Kích thích hình thành rễ bất định

(3) Kích thích sự hình thành chồi

(4) Ức chế sự nảy mầm của hạt

(5) Kích thích sự dãn dài của thân

Câu 3.17: Để giảm tác động của hiện tượng ưu thế đỉnh trong canh tác chè, kĩ thuật viên trồng trọt có thể sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Ngắt búp chè thường xuyên.

B. Phun auxin lên cây chè.

C. Phun gibberellin lên cây chè.

D. Tưới nước và bón phân cho cây chè.

Câu 3.18: Auxin không có vai trò sinh lí nào sau đây?

A. Kích thích rụng lá, rụng quả.

B. Kích thích hình thành rễ.

C. Kéo dài tế bào.

D. Điều chỉnh sinh trưởng hướng sáng.

Câu 3.19: Gibberellin không có vai trò nào sinh lí nào sau đây?

A. Kích thích hạt nảy mầm.                                          B. Kích thích ra hoa.

C. Kích thích dãn dài thân.                                           D. Kích thích rụng lá.

Câu 3.20: Tương quan giữa hormone nào sau đây quyết định chiều hướng nảy mầm hoặc ngủ của chồi cây?

A. IAA/ABA (Auxin/Abscisic acid).                                     B. IAA/Cytokinin.

C. GA/ABA (Gibberellin/Abscisic acid).                              D. IAA/Ethylene.

Câu 3.49: Giải thích tại sao một số biện pháp sau thường được sử dụng trong thực tiễn.

(1) Auxin (hoặc các auxin nhân tạo như IBA, NAA) ở nồng độ thích hợp được sử dụng trong giâm cành.

(2) Ngâm hạt khó nảy mầm trong dung dịch gibberellin.

(3) Phun gibberellin lên cây đay khi cây được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng.

Câu 3.50: Mô tả đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật theo gợi ý trong bảng sau:

Đặc điểm

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Loại mô phân sinh tham gia

?

?

Kết quả

?

?

Thời điểm xảy ra

?

?

Nhóm thực vật hạt kín có loại sinh trưởng

?

?

Câu 3.51: Vẽ sơ đồ vòng đời của một đại diện cây Hai lá mầm (ví dụ: cây cam). Cho biết đại diện đó thuộc nhóm cây nào (một năm, hai năm, lâu năm).

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều, Giải SBT Sinh học 11 CD, Giải sách bài tập Sinh học 11 Cánh diều bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác