Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều Bài 12 Cảm ứng ở thực vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12 Cảm ứng ở thực vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm 

  • A. Diễn ra chậm, theo một hướng xác định. 
  • B. Là vận động sinh trưởng của thực vật 
  • C. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích.              
  • D.  Luôn tránh xa tác nhân kích thích.

Câu 2: Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là 

  • A. Sự tăng nhiệt độ trong tế bào.           

  • B. Hocmon sinh trưởng.
  • C. Sự thay đổi độ pH trong tế bào.           
  • D.  Sự thay đổi tính thấm của màng tế bào.

Câu 3: Bộ phận nào của cây luôn hướng về phía tác dụng của trọng lực? 

  • A. Rễ.
  • B. Thân.
  • C. Lá.     
  • D. Chồi ngọn.

Câu 4: Khi đặt một cây non nằm ngang. Sau một thời gian, rễ cây cong xuống. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở rễ? 

  • A. Mặt trên và mặt dưới rễ có lượng auxin ngang nhau.    

  • B. Mặt trên và mặt dưới rễ có lượng axit abxixic ngang nhau.
  • C. Mặt trên có auxin, mặt dưới rễ có axit abxixic.                     
  • D. Mặt trên có axit abxixic, mặt dưới rễ có auxin.

Câu 5: Nguyên nhân của hiện tượng thân cây khi mọc luôn vươn về phía có ánh sáng là: 

  • A. Auxin phân bố tập trung ở đỉnh chồi.                  
  • B. Auxin phân bố đồng đều ở hai phía sáng và tối của cây.
  • C.  Auxin phân bố nhiều hơn về phía sáng của cây.         
  • D. Auxin phân bố nhiều hơn về phía tối của cây.

Câu 6:  Khi nói về hướng động của thực vật, câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là 

  • A. Rễ cây luôn có tính hướng nước dương.
  • B. Rễ cây luôn có tính hướng hóa dương đối với mọi hóa chất trong môi trường đất.
  • C. Ở thân mầm của cây, lượng hocmon sinh trưởng ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới. 
  • D. Phần nhiều thân cây có tính hướng đất dương, một số có tính hướng đất âm.

Câu 7: Các kiểu hướng động dương của rễ cây là: 

  • A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.                  

  • B. hướng đất, hướng sáng, hướng hóa.
  • C. hướng đất, hướng nước, hướng hóa.                 
  • D. hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.

Câu 8: Vận động cảm ứng khép lá ở cây trinh nữ có cơ chế giống với vận động nào sau đây? 

  • A. Quấn vòng của tua cuốn.       

  • B. Bắt mồi ở cây ăn sâu bọ.
  • C. Rễ cây mọc về phía có nguồn nước.                         
  • D. Mở cánh hoa của cây họ Cúc.

Câu 9: Vận động nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng? 

  • A. Sự khép lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học.    
  • B. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí.
  • C. Vận động nở hoa.                                              
  • D. Sự khép lá của cây họ Đậu lúc hoàng hôn.

Câu 10: Vận động cảm ứng nào sau đây có liên quan đến sức trương nước trong tế bào? 

  • A.  Vận động nở hoa ở cây nghệ tây.             
  • B.  Vận động nở hoa ở cây hoa mười giờ.
  • C. Vận động tạo giàn ở một số loài cây thân leo.     
  • D. Vận động bắt mồi ở cây ăn sâu bọ.

Câu 11: Cử động nào sau đây mang tính chất chu kì? 

  • A. Cử động bắt mồi ở cây nắp ấm.      
  • B. Khép lá ở cây trinh nữ khi chạm vào.           
  • C. Nở hoa ở cây mười giờ.                               
  • D. Cử động quấn vòng của tua cuốn cây mướp khi chạm giàn.

Câu 12: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào ? 

  • A. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.        

  • B. Tác nhân kích thích không định hướng.
  • C. Có nhiều tác nhân kích thích.                               
  • D. Có sự vận động vô hướng

Câu 13: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là: 

  • A. Xảy ra nhanh , dễ nhận thấy.    

  • B. Xảy ra chậm , khó nhận thấy.
  • C. Xảy ra nhanh , khó nhận thấy.                 
  • D. Xảy ra chậm , dễ nhận thấy.

Câu 14: Hướng động ở cây có liên quan tới: 

  • A. các nhân tố môi trường.  
  • B. sự phân giải sắc tố.
  • C. đóng khí khổng.                        
  • D. thay đổi hàm lượng axitnuclêic

Câu 15: Tác nhân của hướng trọng lực là: 

  • A. đất.        
  • B. ánh sáng.         
  • C. chất hóa học  
  • D. sự va chạm.

Câu 16: Ở thực vật có các kiểu ứng động: 

  • A. ứng động sinh trưởng.    

  • B. ứng động không sinh trưởng.
  • C. ứng động sức tr­ương.        
  • D. cả A và B.

Câu 17: Sự đóng mở của khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào?  

  • A. H­ướng hoá.      

  • B. Ứng động không sinh trư­ởng.
  • C. Ứng động sức tr­ương.                       
  • D. Ứng động tiếp xúc.

Câu 18: Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: 

  • A. quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, điện ứng động.

  • B. ứng động sinh trưởng,  ứng động không sinh trưởng.
  • C. hoá ứng động , ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương. 
  • D. cả A và C        

Câu 19: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động : 

  • A. dưới tác động của ánh sáng.      
  • B. dưới tác động của nhiệt độ.
  • C. dưới tác động của hoá chất.         
  • D. dưới tác động của điện năng

Câu 20: Hoa nghệ tây, hoa tulíp nở và cụp lại do sự biến đổi của nhiệt độ là ứng động : 

  • A. dưới tác động của ánh sáng.        

  • B. dưới tác động của nhiệt độ.
  • C. dưới tác động của hoá chất.              
  • D. dưới tác động của điện năng

Câu 21: Ứng dộng của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu : 

  • A. ứng động sinh trưởng.    

  • B. quang ứng động.
  • C. ứng động không sinh trưởng                
  • D. điện ứng động

Câu 22: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của: 

  • A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động.     
  • B. quang ứng động và điện ứng động.        
  • C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động.            
  • D. ứng động tổn thường.

Câu 23: Thế nào là hướng hoá 

  • A.  Là phản ứng sinh trưởng của cây hướng tới các hoá chất cần cho sự phát triển.

  • B. Là phản ứng của cây đối với các hoá chất ở môi trường sống.
  • C. Là phản ứng của cây tránh xa các hoá chất độc hại. 
  • D. Phản ứng sinh trưởng của cây đối với các chất hoá học.

Câu 24: Các kiểu hướng động âm ở rễ là 

  • A. hướng sáng, hướng hoá.                     
  • B. hướng nước, hướng hoá.
  • C. hướng sáng, hướng nước.                       
  • D. hướng đất, hướng sáng.

Câu 25: Thế nào là hướng tiếp xúc? 

  • A. Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài.

  • B. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.
  • C. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng 
  • D. Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.

Câu 26: Dựa vào sự vận động hướng động nào sau đây mà người ta tưới nước ở rãnh làm rễ vươn rộng, nước thấm sâu, rễ đâm sâu? 

  • A. Hướng nước dương
  • B. Hướng đất dương.
  • C. Hướng sáng dương. 
  • D. Hướng hóa dương.

Câu 27: Vận động hướng động là 

  • A. vận động hướng sáng của thân.

  • B. vận động định hướng theo tác nhân từ 1 phía của môi trường sống.
  • C. vận động hướng nước của rễ.             
  • D. vận động hướng đất của rễ.

Câu 28: Giải thích vì sao có hiện tượng rễ cây có hình lượn sóng? 

  • A. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng nước dương.
  • B. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng sáng âm.
  • C. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng hoá. 
  • D. Vì rễ cây có tính hướng đất dương và hướng nước âm.

Câu 29: Vận động cảm ứng là vận động của cây dưới ảnh hưởng của tác nhân 

  • A. ánh sáng.  

  • B. môi trường từ mọi phía.
  • C. nước.                 
  • D.  phân bón.

Câu 30: Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của 

  • A. hướng tiếp xúc.
  • B. hướng trọng lực dương.
  • C. hướng sáng.               
  • D. hướng trọng lực âm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác