Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là

  • A. người nhỏ bé,  ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
  • B. người nhỏ bé,  ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
  • C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ
  • D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém

Câu 2: Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

  • A. Giai đoạn phôi thai.
  • B. Giai đoạn sơ sinh.
  • C. Giai đoạn sau sơ sinh.
  • D. Giai đoạn trưởng thành.

Câu 3: Tại sao nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên?

  • A. Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên hoạt động không liên tục.
  • B. Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên hoạt động liên tục.
  • C. Nhiều loài thực vật không ngừng dài ra và to lên vì có các mô phân hóa, biệt hóa các chất ức chế hoạt động liên tục.
  • D. Không có ý nào đúng

Câu 4: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng

  • A. hormone kích thích sinh trưởng
  • B. chất ức chế sinh trưởng
  • C. Dung dịch dưỡng chất
  • D. Bón thêm phân vào chỗ vừa giâm

Câu 5: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:

  • A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
  • B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và gia súc.
  • C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
  • D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân

Câu 6: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng hormone sinh trưởng

  • A. Auxin và GA
  • B. Auxin và xitokinin
  • C. Auxin
  • D. GA và xitokinin

Câu 7: Những cây nào sau đây thuộc cây dài ngày:

  • A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.
  • B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.
  • C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt
  • D. Cúc, cà phê, lúa.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?

  • A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.
  • B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.
  • C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn.
  • D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

Câu 9: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

  • A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
  • B. chỉ từ rễ của cây.
  • C. chỉ từ một phần thân của cây.
  • D. chỉ từ lá của cây.

Câu 10: Ghép tủy giữa hai anh em sinh đôi cùng trứng có thể coi là

  • A. tự ghép vì hai cơ thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
  • B. đồng ghép, vì đây là hai cơ thể anh em sinh đôi cùng trứng.
  • C. dị ghép, vì hai cơ thể có thể không cùng nhóm máu.
  • D. trường hợp này không phải là ghép mô.

Câu 11: Truyền máu giữa hai anh em sinh đôi cùng trứng có thể coi là

  • A. tự ghép vì hai cơ thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
  • B. đồng ghép, vì đây là hai cơ thể khác nhau.
  • C. dị ghép, vì hai cơ thể có thể không cùng nhóm máu
  • D. trường hợp này không phải là ghép mô.

Câu 12: Hoocmôn thực vật Là:

  • A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
  • B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
  • C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
  • D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.

Câu 13: Quá trình thoát hơi nước ở cây

  • A. Tạo động lực cho sự hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ.
  • B. Cho phép CO2 xâm nhập vào lá cung cấp cho sự quang hợp.
  • C. Giúp cây thụ phấn.
  • D. A và B đúng.

Câu 14: Testosterone có vai trò kích thích

  • A. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở  con đực
  • B. chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể
  • C. quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy  làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
  • D. sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái

Câu 15: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

  • A. Sinh sản.
  • B. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
  • C. Sinh trưởng và phát triển.
  • D. Cảm ứng.

Câu 16: Kỹ thuật viên nông nghiệp nằm trong nhóm nghành

  • A. Đào tạo khoa học, công nghệ.
  • B. Trồng trọt, lâm nghiệp, môi trường.
  • C. Chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.
  • D. Y khoa - chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Câu 17:  Vòng đời của sinh vật hữu tính bắt đầu bằng … và kết thúc bằng …?

  • A. Tế bào; sinh con
  • B. Hợp tử; cái chết
  • C. Tế bào; cái chết
  • D. Hợp tử; sinh con

Câu 18: Thể vàng sản sinh ra hoocmôn:

  • A. FSH.
  • B. LH.
  • C. HCG.
  • D. Prôgestêron.

Câu 19: Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là

  • A. sự biến đổi của các chất trong đời sống tự nhiên.
  • B. vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong đời sống.
  • C. các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.
  • D. các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người.

Câu 20: Cây trung tính là:

  • A. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.
  • B. Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.
  • C. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.
  • D. Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày dài vào mùa nóng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác