Lý thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Tổng hợp lý thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật.

Trong giới hạn sinh lí, nhiệt độ không khi tăng làm tăng tốc độ thoát hơi nước. Khi cường độ ánh sáng tăng trong khoảng xác định, tốc độ thoát hơi nước tăng dần đến mức cực đại, sau đó giảm xuống.

Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố:

+ Nhiệt độ

+ Ánh sáng

+ Nước trong đất

+ Độ thoáng khí của đất

+ Hệ vsv vùng rễ

II. Ứng dụng trong thực tiễn

1. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.

Cân bằng nước là tương quan giữa lượng nước do rễ cây hút vào vào bằng lượng hơi nước thoát ra.

Cây có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương) là do lượng nước cây hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra dẫn đến cây bị thiếu nước (các tế bào trong cây bị mất sức trương, không giữ được hình dạng bình thường).

Tưới đúng thời gian, lượng nước cần tưới và phương pháp tưới. Tưới nước căn cứ vào: nhu cầu của cây (thay đổi theo đặc điểm di truyền, trạng thể sinh lí), điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu mà cây chịu tác động giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Một số phản ứng chống chịu ngập mặn: Biến đổi hình thái (phát triển mô thông khí, rễ thở) và tổng hợp protein chống căng thẳng.

+ Một số phản ứng chống chịu hạn: Biến đổi hình thái ( giảm kích thước lá, tăng lớp cutin, …), tích lũy chất thẩm thấu và loại bỏ sản phẩm độc.

→ Đặc điểm trao đổi nước của cây có thể là một căn cứ để chọn giống sử dụng giống cây trồng chống chịu với các điều kiện hạn, mặn, ngập úng trong thực tiễn sản xuất.

2. Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.

Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng, bổ sung chất hữu cơ, vi sinh vật làm tăng độ màu mỡ của đất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất cây trồng. Bón phân hợp lí có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

III. Thực hành trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

- Tên thí nghiệm: Thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ cây, sự vận chuyển nước ở thân cây

- Nhóm thực hiện:

- Kết quả và thảo luận:

+ Sau 3 giờ quan sát thấy mực nước ở cả hai ống đong đều giảm đi so với ban đầu.

+ Lấy cây ra khỏi ống đong, dùng dao lam cắt ngang rễ và thân cây, quan sát thấy rễ và thân cây ở ống đong thứ hai có màu đỏ (do ảnh hưởng của nước khi được thêm  mực đỏ hoặc dung dịch eosin) còn rễ và thân cây ở ống đong thứ 2 phát triển bình thường.

- Kết luận: Ở thực vật có quá trình hút nước của rễ cây và sự vận chuyển nước ở thân cây

- Phụ lục (nếu có).


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Lý thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật, lý thuyết trọng tâm sinh học 11 cánh diều bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật, nội dung chính bài Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác