Dễ hiểu giải Sinh học 12 Chân trời bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene -kiểu hình- môi trường

Giải dễ hiểu bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene -kiểu hình- môi trường. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 12 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE - KIỂU HÌNH - MÔI TRƯỜNG

Mở đầu: Cây phù dung (Hibiscus mutabilis) với sắc hoa thay đổi liên tục (buổi sáng hoa nở màu trắng, đến trưa sẽ chuyển sang màu hồng và buổi tối lại đổi thành màu đỏ sẫm) đã tạo nên sự độc đáo và sức hút vô cùng kì lạ. Nguyên nhân nào đã giúp hoa phù dung có khả năng chuyển màu độc đáo đến vậy?

BÀI 10. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE - KIỂU HÌNH - MÔI TRƯỜNG

Giải nhanh:

Hoa phù dung có khả năng chuyển màu do tương tác giữa kiểu gene của hoa với môi trường.

I. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VÀ MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Sự biểu hiện của gene chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Giải nhanh:

- Tương tác giữa kiểu gene và môi trường.

Câu 2: Quan sát Hình 10.4, đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi: 

BÀI 10. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE - KIỂU HÌNH - MÔI TRƯỜNG

a) Bố mẹ di truyền kiểu gene hay kiểu hình cho thế hệ sau? Lấy ví dụ.

b) Giải thích tại sao trong cùng một điều kiện sống, các kiểu gene khác nhau lại có khả năng phản ứng khác nhau?

Giải nhanh:

a,

  • Bố mẹ di truyền kiểu gene cho thế hệ sau.

  • Ví dụ: bố mẹ di truyền kiểu gene quy định màu hoa cho đời sau.

b, Do các kiểu gene khác nhau sẽ có mức phản ứng khác nhau (tương tác khác nhau) dù trong cùng một điều kiện môi trường.

Luyện tập: Nêu một số ví dụ thường biến.

Giải nhanh:

Ví dụ thường biến:

  • Cáo tuyết có một bộ lông màu trắng nhưng khi vào mùa tuyết tan thì màu lông của cáo tuyết được chuyển sang màu nâu.

  • Loài chim hồng hạc sống ở vùng có nhiều tôm thì sẽ có một màu lông rất đỏ.

  • Thằn lằn Nam Mỹ (giống với tắc kè hoa) đổi màu da theo môi trường mà nó tiếp xúc. Vào mùa xuân, hè cây nhiều lá nó có màu xanh còn khi trời thu, đông tới, cây rụng lá nhiều thì khi này thằn lằn Nam Mỹ có màu nâu xám của thân cây. 

  • Màu da của người khi tiếp xúc với nhiều ánh nắng sẽ bị đen hơn so với người tiếp xúc ít với ánh nắng cũng là một ví dụ về thường biến.

II. MỨC PHẢN ỨNG

Câu 3: Mức phản ứng của sinh vật có di truyền cho đời con không? Giải thích.

Giải nhanh:

Mức phản ứng của sinh vật có được di truyền cho thế hệ sau do kiểu gene quy định, và kiểu gene được truyền qua các thế hệ.

Luyện tập: Hãy cho thêm ví dụ về mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp.

Giải nhanh:

- Mức phản ứng rộng: Ví dụ, cân nặng của con người thay đổi do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng, môi trường và độ tuổi.

- Mức phản ứng hẹp: Ví dụ, nhóm máu của con người do gene quy định và không thay đổi dưới tác động của môi trường.

III. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA MỨC PHẢN ỨNG

Câu 4: Quan sát Hình 10.5 và cho biết trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố nào quyết định năng suất tối đa của một kiểu gene.

BÀI 10. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE - KIỂU HÌNH - MÔI TRƯỜNG

Giải nhanh:

Trong nông nghiệp, yếu tố gen và biện pháp chăm sóc định rõ năng suất tối đa của một loại cây.

Vận dụng: Trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những biện pháp, kĩ thuật chăm sóc, người ta còn sử dụng biện pháp nào để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi, cây trồng? Giải thích.

Giải nhanh:

Trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những biện pháp, kĩ thuật chăm sóc, người ta còn sử dụng biện pháp chọn giống chất lượng cao. Vì giống có chất lượng tốt hơn sẽ cho năng suất cao hơn, sinh trưởng nhanh và chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác