Dễ hiểu giải Sinh học 12 Chân trời bài 6: Thực hành

Giải dễ hiểu bài 6: Thực hành. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 12 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 6. THỰC HÀNH QUAN SÁT ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ; TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC

I. CHUẨN BỊ

  • Dụng cụ: Kính hiển vi, dầu soi kính.

  • Mẫu vật: Tiêu bản cố định bộ NST bình thường và bất thường ở một số loài.

II. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Đặt câu hỏi nghiên cứu

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1

Có thể xác định được số lượng và hình thái NST dưới kính hiển vi.

Bằng cách nào có thể phát hiện NST dưới kính hiển vi?

2

Có thể xác định được NST đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào.

Bằng cách nào có thể xác định được NST đang ở giai đoạn nào của quá trình phân bào bằng kính hiển vi?

3

Có thể xác định được NST bất thường về số lượng.

Bằng cách nào có thể xác định được NST bất thường về số lượng bằng kính hiển vi?

2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

1

Tại kì giữa của quá trình phân bào, các NST co xoắn cực đại nên có hình thái đặc trưng.

Quan sát tiêu bản NST ở kì giữa để xác định được số lượng và hình thái NST.

2

Tại kì sau của quá trình phân bào, các NST bị kéo về hai cực nên có hình thái đặc trưng.

Quan sát tiêu bản NST ở kì sau để xác định được số lượng và hình thái NST.

3. Thiết kế kiểm chứng nghiên cứu giả thuyết

a, Quan sát đột biến NST trên tiêu bản cố định

b, Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc

KẾT QUẢ TÌM HIỂU TÁC HẠI GÂY ĐỘT BIẾN CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐỘC

Lớp: 

Nhóm thực hiện:

Họ và tên thành viên:

Loại chất độc:

Thành phần

Tác dụng

Cơ chế gây đột biến

Hậu quả

Thực trạng sử dụng hiện nay

Dioxin

Là hợp chất độc nhất mà con người từng biết đến

Dioxin kết hợp với thụ thể AHR, cặp phức chất này tương tác tiếp với ARNT và di chuyển vào nhân tế bào. Tại đây dioxin trong phức chất tương tác với một đoạn gen đặc hiệu trong chuỗi DNA là AHRE, dẫn tới sự phiên mã sai lệch của mRNA và gây ra sự tổng hợp của nhiều gen và enzyme khác nhau.

Là tác nhân gây ra một loạt bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong, gây dị tật thai nhi ở động vật,...

Hiện bị cấm sử dụng.

Thuốc diệt cỏ 2,4D

Trừ cỏ hậu nảy mầm

Hoạt chất 2.4 D được tổng hợp từ các auxin (hormone kích thích tăng trưởng) nên khi sử dụng ở hàm lượng cao sẽ khiến các tế bào phân chia liên tục dẫn tới ung thư.

2,4-D là tác nhân chính gây ung thư, đột biến, quái thai, độc thần kinh, ức chế miễn dịch, độc tế bào và độc gan.

Hiện vẫn còn được sử dụng dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Thuốc trừ sâu DDT

Diệt nhiều loại côn trùng gây hại.

Trong cơ thể người, DDT tồn tại rất lâu trong mô mỡ, trong tuyến sữa của phụ nữ mang thai và cho con bú. Ở một số loài chim (như hồng hạc), DDT ngăn cản sự hình thành vỏ trứng, nên trứng vỡ trước khi chim con nở.

Gây rối loạn thần kinh ngoại biên, làm tê liệt bộ phận hoặc toàn bộ hệ thần kinh. Gây rối loạn hoocmôn ở người và động vật, và nhất là tác nhân gây đột biến, gây ung thư rất nguy hiểm.

Từ năm 1970, chính phủ Thuỵ Điển và Hoa Kỳ đã cấm sử dụng DDT, và sau đó là nhiều quốc gia khác.

Thuốc tẩy giun Dipterex

Diệt nấm, giáp xác, giun sán cho hiệu quả cao.

Dipterex ức chế hoạt động của enzyme cholinesterase trong cơ thể. Enzyme này thường tham gia vào quá trình truyền tín hiệu tại các nơi giao tiếp giữa tế bào thần kinh và cơ bắp. Khi enzyme này bị ức chế, nồng độ của acetylcholine tăng lên, gây ra các triệu chứng như co giật và mất điều khiển của cơ bắp.

Dipterex rất độc đối với thủy sinh vật và gây độc mãn tính đối với người sử dụng. Sau khi tiếp xúc qua da trong vài phút hoặc kéo dài trong vài giờ, chất này thấm qua da, đi vào máu và gây ức chế enzyme cholinesterase, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.

Bị cấm sử dụng theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005.

      

4. Thảo luận

STT

Nội dung giả thuyết

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Tại kì giữa của quá trình phân bào, các NST co xoắn cực đại nên có hình thái đặc trưng.

Giả thuyết đúngCó thể quan sát NST ở kì giữa.

2

Tại kì sau của quá trình phân bào, các NST bị kéo về hai cực nên có hình thái đặc trưng.

Giả thuyết đúngCó thể quan sát NST ở kì sau.

5. Viết báo cáo thực hành

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích thực hiện nghiên cứu

Thực hành, quan sát được đột biến NST trên tiêu bản cố định và tạm thời; tìm hiểu được tác hại gây đột biến ở người của một số chất độc (dioxin, thuốc diệt cỏ 2,4D,...).

2. Kết quả và giải thích

  • Kết quả quan sát đột biến NST: 

STT

Đối tượng

Bộ NST bình thường

Bộ NST đột biến

Dạng đột biến

Hình vẽ minh họa

1

Tiêu bản NST ở người

2n = 46

2n = 47 (2n + 1, 3 nhiễm sắc thể số 21)

Đột biến lệch bội

Hội chứng Down: Nguyên nhân, triệu chứng và sàng lọc bệnh

 

* Tác hại của một số loại hóa chất đối với con người có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, dẫn đến ung thư, đột biến hoặc tử vong.

* Một số biện pháp phòng chống sự tác động của các chất độc gây đột biến đến con người bao gồm:

- Cấm sử dụng và kiểm soát chặt chẽ các loại chất độc.

- Tuyên truyền về tác hại của các chất độc.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn khi sử dụng chất độc, đeo đồ bảo hộ khi cần.

- Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với chất độc, cần đến trung tâm y tế ngay lập tức.

- Tuân thủ hướng dẫn của nhà nước về các loại chất độc.

- Kiểm tra sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ.

3. Kết luận

- Có thể quan sát được hình thái và số lượng NST một cách rõ ràng ở kì giữa và kì sau bằng kính hiển vi.

- Các chất độc có khả năng gây đột biến đều gây hại rất lớn tới sức khỏe con người.

- Phần lớn các đột biến NST là có hại.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác