Dễ hiểu giải Sinh học 12 Chân trời bài 24: Thực hành

Giải dễ hiểu bài 24: Thực hành. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 12 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 24. THỰC HÀNH: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN

I. CHUẨN BỊ

Đề xuất nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần xã:

- Chọn địa điểm nghiên cứu thuận lợi.

- Chia lớp thành các nhóm học tập (5-7 học sinh mỗi nhóm, có nhóm trưởng).

- Chuẩn bị trang thiết bị bao gồm: bút chì, giấy trắng, mũ nón, khẩu trang, thiết bị chụp ảnh và ghi hình, nước rửa tay.

- Lập báo cáo nghiên cứu theo mẫu chỉ định.

II. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Quan sát và mô tả quần xã; xác định một số loài sinh vật trong quần xã

Bước 1. Đặt tên cho quần xã.

Bước 2. Quan sát sơ bộ và ghi chép thông tin cơ bản về quần xã:

   - Vị trí địa lý.

   - Lịch sử hình thành và phát triển của quần xã.

   - Hiện trạng (mô tả tình trạng thực tế hiện nay).

   - Tác động của con người đến quần xã (bao gồm chăm sóc, bảo vệ hoặc tác động phá hoại).

Bước 3. Xác định và ghi nhận một số loài thực vật, động vật và nấm lớn có trong quần xã.

Bước 4. Phân loại các loài thuộc nhóm:

   - Loài ưu thế: những loài chiếm ưu thế trong quần xã, có vai trò quan trọng.

   - Loài đặc trưng: những loài đặc biệt chỉ có mặt trong quần xã này.

   - Loài chủ chốt: những loài có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái của quần xã.

2. Xác định cấu trúc quần xã

Xác định cấu trúc chức năng dinh dưỡng của quần xã theo ba nhóm chủ yếu (quan sát được bằng mắt thường) sau đây:

  • Sinh vật sản xuất (các loài thực vật).

  • Sinh vật tiêu thụ (các loài động vật). 

  • Sinh vật phân giải (các loài nấm).

3. Báo cáo kết quả thực hành

BÁO CÁO THỰC HÀNH

(Báo cáo mang tính gợi ý, học sinh nên báo cáo dựa theo quá trình thực tập và số liệu trên thực tế) 

Nhóm:

Lớp:

Họ và tên thành viên:

1. Mục đích thực hiện nghiên cứu

  • Xác định một số sinh vật chủ yếu trong quần xã công viên bách thảo Hà Nội.

  • Nhận diện được các nhóm sinh vật trong quần xã theo cấu trúc chức năng dinh dưỡng.

2. Báo cáo kết quả

  • Thông tin quần xã:

  • Vị trí địa lí: trên cạn

  • Lịch sử hình thành và phát triển của quần xã: vườn bách thảo Hà Nội thành lập vào năm 1890, vườn có diện tích trên 10 ha.

  • Hiện trạng (mô tả tình trạng thực tế): trong vườn có nhiều loài cây có kich thước lớn và quý hiếm cùng với các loài động vật.

  • Tác động của con người tới quần xã: con người xây dựng cảnh quan, sắp xếp nguồn thức ăn và nơi ở cho cây trồng và động vật.

  • Một số loài sinh vật chủ yếu: 

  • Một số loài thực vật: xà cừ, dẻ cau, dương xỉ, muồng hoàng yến. 

  • Một số loài động vật: rùa đất lớn bồ câu xòe, cá vàng.

  • Một số loài nấm lớn: nấm hoàng sơn, ngân nhĩ.

  • Cấu trúc chức năng dinh dưỡng của quần xã:

STT

Tên loài

Sinh vật sản xuất

Sinh vật tiêu thụ

Sinh vật phân giải

Ghi chú

1

Xà cừ (Khaya senegalensis)

X

 

 

++++

2

Dẻ cau (Fagaceae)

X

 

 

++++

3

Dương xỉ (Nephrolepis)

X

 

 

+++

4

Cọ rủ (Livistona chinesis)

X

 

 

+++

5

Muồng hoàng yến (Cassia siamea)

X

 

 

++++

6

Rùa đất lớn (Heosemys grandis)

 

X

 

++

7

Bồ câu xòe (Dove)

 

X

 

++

8

Cá vàng (Carassius auratus)

 

X

 

+++

9

Nấm hoàng sơn (Phellinus linteus)

 

 

X

++

10

Ngân nhĩ (Tremella)

 

 

X

++

Tổng

10

5

3

2

 

Thông tin về số lượng cá thể của loài một cách tương đối theo quy ước: ++++ (Rất nhiều); +++ (Nhiều); ++ (Trung bình); + (ít).

3. Kết luận

  • Quần xã công viên bách thảo Hà Nội có độ đa dạng cao.

  • Quần xã có đủ cấu trúc chức năng dinh dưỡng, gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác