Dễ hiểu giải Sinh học 12 Chân trời bài 26: Thực hành

Giải dễ hiểu bài 26: Thực hành. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 12 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 26. THỰC HÀNH: THIẾT KẾ HỆ SINH THÁI 

I. CHUẨN BỊ

- Dụng cụ: Bể nuôi cá cảnh/thủy tinh, viên sỏi, than.

- Hoá chất: Nước sạch, đất, phân vi sinh không tan trong nước.

- Mẫu vật/nguyên liệu: Các loại cây thuỷ sinh như cây rong đuôi chồn, cây xương cá, cây dương xỉ sừng hươu, cây lưỡi hổ, cây sen đá; cá cảnh.

II. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Tạo tình huống

Bạn có thể thiết kế một bể nuôi cá cảnh khép kín và có khả năng tự phục hồi để đặt ở nhiều vị trí phù hợp trong phòng như trên bàn học hoặc bên cạnh cửa sổ.

2. Xác định vấn đề

- Thảo luận các câu hỏi: Bể nuôi cá cảnh được tạo ra như thế nào? Sử dụng những nguyên liệu, mẫu vật và điều kiện nào để tạo thành một hệ sinh thái khép kín, để các cá thể sinh vật trong đó sinh trưởng và phát triển tốt?

- Các vấn đề cần giải quyết: Đặc điểm của hệ sinh thái khép kín; yêu cầu của bể nuôi cá cảnh; quy trình thiết kế và thi công bể nuôi cá cảnh.

- Nêu các thắc mắc: Hệ sinh thái khép kín là gì? Cần chọn loài sinh vật nào để hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự phục hồi? Một bể nuôi cá cảnh cần đáp ứng những tiêu chí nào?

- Thảo luận về các tiêu chí đánh giá: Sản phẩm và quy trình thi công; lựa chọn nguyên vật liệu và loài sinh vật; tính sáng tạo và thẩm mỹ của bể nuôi cá cảnh.

3. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

- Quy trình thiết kế bể cá cảnh:

  • Bước 1: Chọn bể thủy tinh nhỏ phù hợp, rải đều lớp sỏi lót nền dưới đáy bể.

  • Bước 2: Bổ sung thêm một lớp phân vi sinh.

  • Bước 3: Rải lớp sỏi bề mặt lên phân.

  • Bước 4: Trồng cây vào trong bể đã được tạo nền. 

  • Bước 5: Thêm nước vào bể.

  • Bước 6: Thả cá vào bể.

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm:

Tiêu chuẩn

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

Không gian hệ sinh thái

Bố cục hợp lí, cân đối

0,5

 

Nước không đục, không có mùi lạ

0,5

 

Nguyên liệu

Tái chế, thân thiện với môi trường

0,5

 

Không gây độc cho sinh vật sống

0,5

 

Dễ tìm/mua với giá thành rẻ

1

 

Sinh vật

Đa dạng, phù hợp với không gian

1

 

Tự sinh sống không cần sự chăm sóc

1

 

Dễ tìm/mua với giá thành rẻ

1

 

Tính thẩm mỹ

Màu sắc hài hoà

1

 

Có vật trang trí tạo điểm nhấn

1

 

Tính sáng tạo

Dễ vệ sinh

1

 

Dễ di chuyển

1

 

Tổng cộng

 

10

 

III. VIẾT BÁO CÁO, CHA SẺ, THẢO LUẬN

BÁO CÁO THỰC HÀNH

(Gợi ý viết báo cáo)

Nhóm:

Lớp:

Tên sản phẩm:

1. Chuẩn bị

  • Dụng cụ: Bể nuôi cá cảnh, viên sỏi, than.

  • Hoá chất: Nước sạch, đất, phân vi sinh nhả chậm không tan trong nước.

  • Mẫu vật: Cây rong đuôi chồn, cây dương xỉ sừng hươu, cây lưỡi hổ, cây sen đá, cá cảnh.

2. Quy trình tạo sản phẩm

Chọn bể thủy tinh, rải đều lớp sỏi lót nền dưới đáy bể → Bổ sung thêm một lớp phân vi sinh → Rải lớp sỏi bề mặt lên phân → Trồng cây vào trong bể đã được tạo nền → Thêm nước vào bể → Thả cá vào bể.

3. Kết quả sản phẩm

  • Bể nuôi cá cảnh:

BÀI 26. THỰC HÀNH: THIẾT KẾ HỆ SINH THÁI 

4. Tự đánh giá

Tiêu chuẩn

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

Không gian hệ sinh thái

Bố cục hợp lí, cân đối

0,5

0,5

Nước không đục, không có mùi lạ

0,5

0,5

Nguyên liệu

Tái chế, thân thiện với môi trường

0,5

0,5

Không gây độc cho sinh vật sống

0,5

0,5

Dễ tìm/mua với giá thành rẻ

1

1

Sinh vật

Đa dạng, phù hợp với không gian

1

1

Tự sinh sống không cần sự chăm sóc

1

1

Dễ tìm/mua với giá thành rẻ

1

1

Tính thẩm mỹ

Màu sắc hài hoà

1

1

Có vật trang trí tạo điểm nhấn

1

1

Tính sáng tạo

Dễ vệ sinh

1

1

Dễ di chuyển

1

1

Tổng cộng

 

10

10

5. Rút kinh nghiệm

  • Nên nuôi cá vàng cùng một kích cỡ hoặc nuôi cùng loài cá khác do cá vàng có kích thước lớn hơn có hiện tượng ăn thịt những con cá vàng nhỏ yếu hơn do chúng có thói quen ăn thịt đồng loại.

  • Cá vàng háu ăn và tìm mồi liên tục, cùng với đó là bài tiết thường xuyên, nên nuôi cùng với cá dọn bể.

  • Nên thường xuyên vệ sinh bể cá, khoảng 1 tuần/lần và đảm bảo nhiệt độ nước, độ pH,... để cá có thể phát triển khỏe mạnh.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác