Đáp án Toán 6 chân trời bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Đáp án bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Toán 6 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG I. SỐ TỰ NHIÊN BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP 1. Làm quen với tập hợp Bài 1: Em hãy viết vào vở: Tên các đồ vật trên bàn ở hình 1 Tên các bạn trong tổ em. Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12 Đáp án chuẩn: + Thước thẳng, thước êke, cây bút, quyển vở. + Học sinh tự thực hiện. + 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. 2. Các kí hiệu Bài 1: Gọi M là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “gia đình”. a) Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử. b) Các khẳng định sau đúng hay sai? a ∈ M, o ∈ M, b ∉ M, i ∈ M. Đáp án chuẩn: a) M = {g, i, a, đ, n, h} b) a ∈ M => Đúng o ∈ M => Sai b ∉ M => Đúng i ∈ M => Đúng 3. Cách cho tập hợp Bài 1: a) Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này. b) Cho tập hợp P = {x| x là các số tự nhiên và 10 < x < 20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê các phần tử. Đáp án chuẩn: a) E = {x | x là số tự nhiên chẵn, và x ≤ 8} b) P = {11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19} Bài 2: Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15. a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử. b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A. c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách. Đáp án chuẩn: a) A = {8, 9, 10, 11, 12, 13, 14} b) 10 ∈ A; 13 ∈ A 16 ∉ A, 19 ∉ A c) Cách 1: B = {8, 10, 12, 14} Cách 2: B = { x | x là số tự nhiên chẵn, và 7 < x < 15} Bài 3: Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị. Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki – lô – gam. Đáp án chuẩn: A = {Xoài tượng, Cá chép, Gà} 4. Bài tập Bài 1: Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12. Viết tập hợp D theo hai cách rồi chọn kí hiệu ∈, ∉ thích hợp thay cho mỗi “?” dưới đây: 5 ? D; 7 ? D; 17 ? D; 0 ? D; 10 ? D. Đáp án chuẩn: Cách 1: D = {6, 7, 8, 9, 10, 11} Cách 2: D = { x | x là số tự nhiên, 5 < x < 12} => 5 ∉ D; 7 ∈ D; 17 ∉ D; 0 ∉ D; 10 ∈ D. Bài 2: Cho B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nao là đúng, khẳng định nào là sai? a) 31 ∈ B; b) 32 ∈ B; c) 2002 ∉ B; d) 2003 ∉ B. Đáp án chuẩn: a) Đúng b) Sai c) Đúng d) Sai Bài 3: Hoàn thành bảng dưới đây vào vở (theo mẫu): Đáp án chuẩn: Tập hợp cho bởi cách liệt kê phần tử Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng H = {2; 4; 6; 8; 10} H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11. M = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14} M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15. P = {11, 13, 15, 17, 19, 21} P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 22. X = {Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor} X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á. Bài 4: Viết tập hợp T gồm tên các tháng dương lịch trong quý IV (ba tháng cuối năm). Trong tập hợp T, những phần tử nào có số ngày là 31? Đáp án chuẩn: T = {tháng 10; tháng 11; tháng 12} tháng 10 và tháng 12

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo