Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 9: Amin (P2)

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Amin. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Hóa học lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

  • A. 5.    
  • B. 4.    
  • C. 3.    
  • D.2.

Câu 2: Ứng với công thức $C_{5}H_{13}N$ có số đồng phân amin bậc 3 là?

  • A. 6.
  • B. 5.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 3: Trong các amin sau: (A) CH3CH(CH3)NH2 ; (B) H2NCH2CH2NH2 ; (D) CH3CH2CH2NHCH3 Chọn các amin bậc 1 và gọi tên của chúng

  • A. Chỉ có A : propylamin.
  • B. A và B ; A : isopropylamin ; B : 1,2-etanđiamin.
  • C. Chỉ có D : metyl-n-propylamin.
  • D. Chỉ có B : 1,2- điaminopropan

Câu 4: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 1,344 lít khí CO2, 0, 24 lít khí $N_{2}$ (các thể tích khí đo ở đktc) và 1,62 gam $H_{2}O$. Công thức của X là

  • A. $C_{4}H_{9}N$.   
  • B. $C_{3}H_{7}N$.   
  • C.$C_{2}H_{7}N$.   
  • D. $C_{3}H_{9}N$.

Câu 5: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử $C_{2}H_{8}O_{3}N_{2}$ tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là.

  • A. 85.    
  • B. 68.    
  • C. 45.    
  • D. 46.

Câu 6: Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?

  • A. anilin.
  • B. isopropylamin
  • C. butyl amin.
  • D. trimetylamin
Câu 7: Hòa tan 0,1 mol metylamin vào nước được 1 lít dung dịch X. Khi đó:
  • A. Nồng độ của ion CH3NH3+ bằng 0,1M.
  • B. Dung dịch X có pH = 13.
  • C. Dung dịch X có pH lớn hơn 13.
  • D. Nồng độ của ion CH3NH3+ nhỏ hơn 0,1.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là

  • A. $C_{2}H_{4}$ và $C_{3}H_{6}$.   
  • B. $C_{3}H_{6}$ và $C_{4}H_{8}$.
  • C. $C_{2}H_{6}$ và $C_{3}H_{8}$.   
  • D. $C_{3}H_{8}$ và $C_{4}H_{10}$.

Câu 9: Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl x mol/l, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:

  • A. 0,5
  • B. 1,5.
  • C. 2,0.
  • D. 1,0.
 

Câu 10: Chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

  • A. CH3-NH2
  • B. (CH3)2-CH-NH2
  • C. CH3-NH-CH3
  • D. (CH3)3-N

Câu 11: Metylamin có thể được coi là dẫn xuất của?

  • A. Metan.
  • B. Amoniac.
  • C. Benzen.
  • D. Nitơ.

Câu 12: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là?

  • A. 2.
  • B. 5.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2?

  • A. metyletylamin.
  • B. etylmetylamin.
  • C. isopropanamin.
  • D. isopropylamin.

Câu 14: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

  • A. (CH3)3COH và (CH3)2NH.
  • B. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.
  • C. (CH3)2NH và CH3OH.
  • D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.

Câu 15: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5CH2NH2

  • A. phenylamin.
  • B. benzylamin.
  • C. anilin.
  • D. phenylmetylamin.

Câu 16: Trung hòa hòàn toàn 12 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 26,6 gam muối. Amin có công thức là

  • A. $H_{2}NCH_{2}CH_{2}CH_{2}NH_{2}$.    
  • B. $CH_{3}CH_{2}CH_{2}NH_{2}$.
  • C. $H_{2}NCH_{2}NH_{2}$.    
  • D. $H_{2}NCH_{2}CH_{2}NH_{2}$.

Câu 17: Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng?

  • A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.
  • B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.
  • C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2)
  • D. A và C đúng.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
  • B. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hoá xanh.
  • C. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.
  • D. Anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac.

 

Câu 19: Amin có %N về khối lượng là 15,05% là?

  • A. (CH3)2NH.
  • B. C2H5NH2.
  • C. (CH3)3N.
  • D. C6H5NH2.

Câu 20: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X ?

  • A. đimetylamin    
  • B. benzylamin    
  • C. metylamin    
  • D. anilin
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận