Câu hỏi tự luận Toán 9 Kết nối bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

Câu hỏi tự luận Toán 9 kết nối tri thức bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 9 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Phép thử ngẫu nhiên là gì? Em hãy nêu rõ. 

Câu 2: Không gian mẫu của phép thử là gì?

Câu 3: Hộp thứ nhất có 1 viên bị xanh. Hộp thứ hai có 1 viên bị xanh và 1 viên bi đỏ. Bạn Xuân lấy ra 1 viên bị từ hộp thứ nhất. Bạn Thu lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ hai. 

a) Phép thử của bạn Xuân có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? 

b) Phép thử của bạn Thu có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?

Câu 4: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Tại sao? 

a) Chọn ra lần lượt hai tấm thẻ từ hộp có 2 tấm thẻ như hình la. 

b) Chọn bất kì 1 quyển sách từ giá như hình 1b. 

c) Chọn 1 cây bút chì từ ống bút như hình lc.

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Xét phép thử “Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp”. 

a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. 

b) Viết không gian mẫu của phép thử đó. 

Câu 2: Xác định không gian mẫu của các phép thử sau: 

a) Gieo 2 lần một đồng xu có 1 mặt xanh và 1 mặt đỏ. 

b) Lấy ra 1 quả bóng từ một hộp chứa 3 quả bóng được đánh số 1; 2; 3, xem số, trả lại hộp rồi lại lấy ra 1 quả bóng từ hộp đó.

Câu 3: Một hộp có 4 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 4. Bạn Trọng và bạn Thùy lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. 

a) Xác định không gian mẫu phép thử 

b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: 

A: “Số ghi trên quả bóng của bạn Trọng lớn hơn số ghi trên quả bóng của bạn Thủy”;

B: “Tổng các số ghi trên 2 quả bóng lấy ra lớn hơn 7".

Câu 4: Ba khách hàng M, N, P đến quầy thu ngân cùng một lúc. Nhân viên thu ngân sẽ lần lượt chọn ngẫu nhiên từng người để thanh toán. 

a) Xác định không gian mẫu của phép thử. 

b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: 

A: “M được thanh toán cuối cùng"; 

B: “N được thanh toán trước P"; 

C: “M được thanh toán”.

Câu 5: Một hộp chứa 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên đó.

a) Lấy bất kì 1 quả bóng từ hộp. 

b) Lấy đồng thời 3 quả bóng từ hộp. 

c) Lấy lần lượt 3 quả bóng từ hộp một cách ngẫu nhiên.

Câu 6: . Bạn Trúc Linh giải một đề thi gồm có 3 bài được đánh số 1; 2; 3. Trúc Linh được chọn lần lượt các bài để giải theo một thứ tự ngẫu nhiên. 

a) Xác định không gian mẫu của phép thử. 

b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: 

A: “Việt giải bài 2 đầu tiên"; 

B: “Việt giải bài 1 trước bài 3".

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Một tấm bìa cứng hình tròn được chia thành ba hình quạt bằng nhau, đánh số 1;2;3 và được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm. Bạn Hiền quay tấm bìa hai lần và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt nào khi tấm bìa dừng lại. 

a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? 

b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?

Câu 2: Một cửa hàng muốn tặng hai phần quà cho hai trong bốn khách hàng có lượng mua nhiều nhất trong tháng bằng cách rút thăm ngẫu nhiên. Việc rút thăm được tiến hành như sau: Nhân viên viết tên bốn khách hàng đó vào 4 lá phiếu để vào một chiếc hộp. Nhân viên rút ngẫu nhiên một lá phiếu trong hộp. Lá phiếu rút ra không trả lại vào hộp. Sau đó, nhân viên tiếp tục rút ngẫu nhiên một lá phiếu từ ba lá phiếu còn lại. Hai khách hàng có tên trong hai lá phiếu được rút ra là hai khách hàng được tặng quà. Hỏi có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? 

a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? 

b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần tử?

Câu 3: Chọn ngẫu nhiên một gia đình có hai con và quan sát giới tính của hai người con đó. 

a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? 

b) Mô tả không gian mẫu của phép thử.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Một hộp đựng 5 tấm thẻ ghi các số 1,2,3,4,5. Rút ngẫu nhiên lần lượt hai tấm thẻ từ hộp, tấm thẻ rút ra lần đầu không trả lại vào hộp. a) Phép thử và kết quả của phép thử là gì? b) Mô tả không gian mẫu của phép thử. Không gian mẫu có bao nhiêu phần từ?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Toán 9 kết nối tri thức bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không, Bài tập Ôn tập Toán 9 kết nối tri thức bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Toán 9 KNTT bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không

Bình luận

Giải bài tập những môn khác