Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Toán 9 kntt bài 25: Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Xét phép thử “Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp”. 

a) Nêu những kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra. 

b) Viết không gian mẫu của phép thử đó. 

Câu 2: Xác định không gian mẫu của các phép thử sau: 

a) Gieo 2 lần một đồng xu có 1 mặt xanh và 1 mặt đỏ. 

b) Lấy ra 1 quả bóng từ một hộp chứa 3 quả bóng được đánh số 1; 2; 3, xem số, trả lại hộp rồi lại lấy ra 1 quả bóng từ hộp đó.

Câu 3: Một hộp có 4 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 4. Bạn Trọng và bạn Thùy lần lượt lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. 

a) Xác định không gian mẫu phép thử 

b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: 

A: “Số ghi trên quả bóng của bạn Trọng lớn hơn số ghi trên quả bóng của bạn Thủy”;

B: “Tổng các số ghi trên 2 quả bóng lấy ra lớn hơn 7".

Câu 4: Ba khách hàng M, N, P đến quầy thu ngân cùng một lúc. Nhân viên thu ngân sẽ lần lượt chọn ngẫu nhiên từng người để thanh toán. 

a) Xác định không gian mẫu của phép thử. 

b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: 

A: “M được thanh toán cuối cùng"; 

B: “N được thanh toán trước P"; 

C: “M được thanh toán”.

Câu 5: Một hộp chứa 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Hãy xác định không gian mẫu của phép thử ngẫu nhiên đó.

a) Lấy bất kì 1 quả bóng từ hộp. 

b) Lấy đồng thời 3 quả bóng từ hộp. 

c) Lấy lần lượt 3 quả bóng từ hộp một cách ngẫu nhiên.

Câu 6: . Bạn Trúc Linh giải một đề thi gồm có 3 bài được đánh số 1; 2; 3. Trúc Linh được chọn lần lượt các bài để giải theo một thứ tự ngẫu nhiên. 

a) Xác định không gian mẫu của phép thử. 

b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau: 

A: “Việt giải bài 2 đầu tiên"; 

B: “Việt giải bài 1 trước bài 3".


Câu 1:

a) Các kết quả có thể có là: số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7, số 8, số 9, số 10, số 11, số 12. 

b) 2 = {số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7, số 8, số 9, số 10, số 11, số 12).

Câu 2: 

a) Ω = {(xanh; đỏ), (đỏ; xanh)}. 

b) Ω = {(1; 1), (1; 2), (1; 3), (2; 1), (2; 2), (2; 3), (3; 1), (3; 2), (3; 3)}.

Câu 3: 

a) Ω = {(1; 2), (1; 3), (1; 4), (2; 1), (2; 3), (2; 4), (3; 1), (3; 2), (3; 4), (4; 1), (4; 2), (4; 3)}. 

b)

Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (2; 1), (3; 1), (3; 2), (4; 1), (4; 2), (4; 3). 

Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (4; 4).

Câu 4:

a) Ω = {(Μ; N; P), (M; P; N), (N; M; P), (N; P; M), (P; M; N), (P; N; M)}. 

b) Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (N; P; M), (P; N; M). 

Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (M; N; P), (N; M; P), (N; P; M).

Câu 5: 

a) Hoạt động này là phép thử ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả và có thế có 3 kết quả có thể xảy ra. Không gian mẫu Q { vàng; xanh; đỏ). 

b) Hoạt động này không phải là phép thử ngẫu nhiên vì ta biết trước được kết quả là sự xuất hiện đủ cả ba màu bóng là vàng; xanh; đỏ. 

c) Hoạt động này là phép thử ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước kết quả và có thế có 6 kết quả có thể xảy ra. Không gian mẫu 2 = { (xanh; vàng; đỏ), (xanh; đỏ; vàng), (đỏ; xanh; vàng), (đỏ; vàng; xanh), (vàng; đỏ; xanh), (vàng; xanh; đỏ)}.

Câu 6: .

a) Ω = {(1; 2; 3), (1; 3; 2), (2; 1; 3), (2; 3; 1), (3; 1; 2), (3; 2; 1)}. 

b) Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (2; 1; 3), (2; 3; 1). 

Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: (1; 2; 3), (1; 3; 2), (2; 1; 3).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác