5 phút giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 16

5 phút giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 16. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3 - CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

Câu 1: Một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống". Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào?

I. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Câu 1: Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống.

Câu 2: Quan sát Hình 3.1, hãy:

a, Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống

b, Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện củ sự sống.

Câu 3: Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?

Câu 4: Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Luyện tập: Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống là gì?

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG

Câu 5: Thế nào là nguyên tắc thứ bậc?

Câu 6: Nêu ví dụ về một cấp độ tổ chức sống. Hãy giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

Câu 7: Nêu ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Thông qua quá trình đó, sinh vật đã làm biến đổi môi trường như thế nào?

Câu 8: Nêu ví dụ về cơ chế tự điều chỉnh ở các cấp độ: cơ thể, quần thể, quần xã.

Câu 9: Quan sát Hình 3.2, em có nhận xét gì về sự tiến hóa của thế giới sống?

Câu 10: Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do đâu?

Luyện tập: Sự phát sinh các biến dị có vai trò gì trong sự tiến hoá của thế giới sống?

Vận dụng: Chứng minh rằng thế giới sống vừa có tính đa dạng vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh hoạ.

BÀI TẬP

Bài 1: Ở một loài chim, ban đầu có 10 000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần thể này đạt số lượng 30 000 cá thể. Với số lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn trong môi trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên đã có 15 000 cá thể di cư sang vùng B để tìm môi trường sống mới. 

1. Sự di cư của các loài chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?

2. Sự di cư có vai trò gì đối với loài chim này?

PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

Câu 1: 

Em không đồng ý với việc cho rằng cả xe hơi và con sư tử đều là vật sống. Chiếc xe hơi và con sư tử khác nhau về mặt vật lý và sinh học. Xe hơi không có khả năng tự phát triển và sinh sản như con sư tử, mà chỉ hoạt động dựa trên sự điều khiển của con người.

I. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Câu 1: 

- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống bao gồm từ cấp độ nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, đến hệ sinh thái và sinh quyển. 

- Các cấp độ này biểu thị những đặc trưng cơ bản của sự sống như chuyển hóa vật chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, và cảm ứng.

Câu 2: 

a, Các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ nhỏ đến lớn bao gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

b, Cấp độ tổ chức sinh quyển biểu hiện đầy đủ các đặc trưng của sự sống.

Câu 3: 

Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất, biểu hiện đầy đủ các đặc trưng của sự sống như chuyển hóa vật chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, và cảm ứng.

Câu 4: 

Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với các cấp độ nhỏ hơn cung cấp nền tảng để hình thành các cấp độ tổ chức cao hơn.

Luyện tập: 

Ý nghĩa của nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống là giúp hiểu được sự liên hệ, tương tác và hoạt động của các cấp độ này với nhau.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG

Câu 5: 

Nguyên tắc thứ bậc cho biết rằng tổ chức sống ở các cấp độ thấp sẽ là nền tảng để hình thành các cấp độ sống cao hơn. Nhờ vào nguyên tắc này, các tổ chức sống ở cấp cao có thể kế thừa các đặc điểm của cấp thấp mà còn có những đặc tính đặc trưng mà cấp dưới không có.

Câu 6: 

Khi tế bào ở dạ dày chuyên thực hiện các chức năng riêng biệt (như tiết enzyme, tiết HCl, hoặc co dãn), nhưng khi các loại tế bào này kết hợp lại, dạ dày có khả năng tiết ra dịch vị và co bóp để tiêu hóa thức ăn.

Câu 7: 

Thực vật hấp thụ khí CO2 qua quang hợp và thoát ra hơi nước. Quá trình này cung cấp CO2 cho quang hợp, làm giảm nhiệt độ môi trường bằng cách thoát hơi nước, và giải phóng O2, ảnh hưởng đến sự điều hòa của khí quyển.

Câu 8: 

- Cơ thể: Khi lạnh, cơ thể chậm chuyển hóa và tăng cường hô hấp để giữ nhiệt.

- Quần thể: Khi dinh dưỡng giảm, quần thể vi sinh vật suy thoái, tế bào vi sinh vật chết tăng lên.

- Quần xã: Sự tăng lượng chuột dẫn đến số rắn tăng, giúp duy trì mức cân bằng số lượng chuột trên đồng.

Câu 9: 

Sự sống được duy trì và phát triển qua quá trình sinh sản, duy trì đặc tính qua thế hệ thông qua nhân đôi DNA. Môi trường sống thay đổi liên tục, buộc sinh vật phải thích nghi để tồn tại. Sự chọn lọc tự nhiên loại bỏ các dạng sống kém thích nghi và giữ lại những dạng sống phù hợp với môi trường. Tất cả các sinh vật trên Trái Đất có tổ tiên chung, nhưng đã phát triển và thích nghi với các môi trường khác nhau khắp nơi trên thế giới.

Câu 10: 

Những đặc điểm khác nhau giữa các loài sinh vật bao gồm các cơ chế đột biến gene và nhiễm sắc thể, cùng khả năng tiến hóa và thích nghi với môi trường sống.

Luyện tập: 

Sự phát sinh các biến dị là cơ sở quan trọng cho tiến hóa, tạo ra sự đa dạng di truyền và các đặc điểm thích nghi mới, có tính vượt trội so với đời cha mẹ, làm nền tảng cho sự hình thành các loài mới.

Vận dụng: 

- Tính đa dạng của thế giới sống bao gồm số lượng loài đa dạng, phong phú về kích thước, cấu tạo và tuổi thọ, cùng với sự đa dạng về khí hậu và ổ sinh thái. Các loài đều có đặc điểm tương đồng và được phân loại vào hệ thống nhất định, xuất phát từ một tổ tiên chung và luôn tương tác với nhau. 

- Ví dụ, lớp Côn trùng bao gồm nhiều loài như kiến, rận, cào cào,... chung các đặc điểm như cơ thể phân đốt và vỏ bảo vệ bằng kitin.

BÀI TẬP

Bài 1: 

1. Sự di cư của các loài chim phụ thuộc vào cơ chế tự điều chỉnh của tổ chức sống.

2. Di cư đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm môi trường sống và nguồn thức ăn, đảm bảo số lượng của loài chim.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 16, giải Sinh học 10 CTST trang 16

Bình luận

Giải bài tập những môn khác