Lý thuyết trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Tổng hợp kiến thức trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG 

1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống

- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.

- Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

- Các cấp độ tổ chức sống có những biểu hiện đặc trưng của sự sống như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…

- Các cấp tổ chức sống cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

- Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

+ Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn.

Ví dụ: tế bào được cấu tạo từ nhiều bào quan khác nhau, nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành mô, nhiều mô tập hợp tạo thành cơ quan, tiếp đến là các hệ cơ quan và cơ thể.

+ Tập hợp các cá thể cùng loài phân bố ở một khu vực nhất định tạo thành quần thể.

+ Các quần thể khác loài tổn tại trong một khu vực địa lí xác định, tại một thời điểm nhất định gọi là quần xã.

+ Các sinh vật trong quần xã tương tác với nhau và với môi trường hình thành hệ sinh thái.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. 

=> Tổ chức sống cấp cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn, vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường nên được gọi là hệ thống mở.

- Quá trình trao đổi chất tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa sinh vật và môi trường: sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường.

- Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

- Dựa vào một số đặc điểm chung, các nhà khoa học đã chia các loài sinh vật thành ba lãnh giới: Vi sinh vật cổ, Vi khuẩn và Nhân thực. 

- Sự sống được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quá trình sinh sản.

- Nhiều đặc tính được duy trì ổn định, kế thừa qua nhiều thế hệ thông qua quá trình nhân đôi DNA. 

- Môi trường sống luôn có những biến đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại => quá trình chọn lọc tự nhiên.

=> Các loài sinh vật luôn có sự tiến hoá và đã tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng, phong phú ngày nay.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, kiến thức trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, nội dung chính bài Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Bình luận

Giải bài tập những môn khác