5 phút giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 61

5 phút giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 61. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.

BÀI 12 - THỰC HÀNH: SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

I. CHUẨN BỊ

II. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Quan sát để trải nghiệm

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1

Hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu khoai tây dễ bị đổi màu.Có phải sắc tố từ củ dền đã ngấm vào khoai tây?

2

Ngâm rau củ trong nước muối nồng độ cao, rau củ dễ bị dập nátCó phải khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm cho tế bào thực vật bị co nguyên sinh?

3

Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao làm tế bào niêm mạc miệng bị tổn thươngCó phải nước muối có nồng độ cao sẽ làm các tế bào ở niêm mạc miệng bị mất nước dẫn đến tổn thương?

2. Đề xuất giải thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

 

 

 

 

  

 

  

 

  

3. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết

4. Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm

5. Báo cáo kết quả thực hành

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Thứ ...          ngày ...         tháng ...        năm...

 Nhóm: ...               Lớp: ...                   Họ và tên thành viên: ...

1. Mục đích thực hiện đề tài.

Thực hiện thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống và quan sát hiện tượng co và phản co của tế bào hành, tế bào máu,...

2. Mẫu vật, hoá chất.

  • Dụng cụ: Đèn cồn, diêm (hoặc bật lửa), kính hiển vi, lamen, lam kính, kim mũi mác, kim mũi nhọn, ống nhỏ giọt, giấy thấm, đĩa petri, dao nhỏ, ống nghiệm, kẹp.
  • Hoá chất: Nước cất, dung dịch xanh methylene 1%, dung dịch NaCl 0,65% và 2%.
  • Mẫu vật: Củ khoai tây, củ hành tím, ếch sống

3. Giả thuyết và đối tượng nghiên cứu

STT

Nội dung giả thuyết

Đối tượng nghiên cứu

1

Khoai tây được nấu chín sẽ dễ bị ngấm sắc tố hơn.

Tế bào còn sống và đã chết của củ khoai tây.

2

Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào thực vật bị mất nước, không còn giữ được độ cứng.

Tế bào biểu bì hành tím.

3

Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào động vật bị mất nước.

Tế bào máu của con ếch.

4. Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp phương pháp quan sát và làm việc trong phòng thí nghiệm để tiến hành các thí nghiệm theo tiến trình SGK trang 62, 63, bao gồm:

- Thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

- Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

- Thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật.

5. Báo cáo kết quả nghiên cứu:

a. Kết quả thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống

b. Kết quả thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật

c. Kết quả thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật

6. Kết luận và kiến nghị

PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

II. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Quan sát để trải nghiệm

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1

Hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu khoai tây dễ bị đổi màu.Có phải sắc tố từ củ dền đã ngấm vào khoai tây?

2

Ngâm rau củ trong nước muối nồng độ cao, rau củ dễ bị dập nátCó phải khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm cho tế bào thực vật bị co nguyên sinh?

3

Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao làm tế bào niêm mạc miệng bị tổn thươngCó phải nước muối có nồng độ cao sẽ làm các tế bào ở niêm mạc miệng bị mất nước dẫn đến tổn thương?

2. Đề xuất giải thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng

1

Khoai tây được nấu chín sẽ dễ bị ngấm sắc tố hơnNgâm các lát cắt khoai tây sống và chín vào dung dịch màu

2

Nước muối nồng độ cao hút nước ra khỏi tế bào thực vậtNgâm tế bào thực vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào.

3

Nước muối nồng độ cao hút nước ra khỏi tế bào niêm mạc miệngNgâm tế bào động vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào.

3. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết

4. Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm

5. Báo cáo kết quả thực hành

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

 

Thứ ...          ngày ...         tháng ...        năm...

 Nhóm: ...               Lớp: ...                   Họ và tên thành viên: ...

1. Mục đích thực hiện đề tài.

Thực hiện thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống và quan sát hiện tượng co và phản co của tế bào hành, tế bào máu,...

2. Mẫu vật, hoá chất.

  • Dụng cụ: Đèn cồn, diêm (hoặc bật lửa), kính hiển vi, lamen, lam kính, kim mũi mác, kim mũi nhọn, ống nhỏ giọt, giấy thấm, đĩa petri, dao nhỏ, ống nghiệm, kẹp.
  • Hoá chất: Nước cất, dung dịch xanh methylene 1%, dung dịch NaCl 0,65% và 2%.
  • Mẫu vật: Củ khoai tây, củ hành tím, ếch sống

3. Giả thuyết và đối tượng nghiên cứu

STT

Nội dung giả thuyết

Đối tượng nghiên cứu

1

Khoai tây được nấu chín sẽ dễ bị ngấm sắc tố hơn.

Tế bào còn sống và đã chết của củ khoai tây.

2

Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào thực vật bị mất nước, không còn giữ được độ cứng.

Tế bào biểu bì hành tím.

3

Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào động vật bị mất nước.

Tế bào máu của con ếch.

4. Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp phương pháp quan sát và làm việc trong phòng thí nghiệm để tiến hành các thí nghiệm theo tiến trình SGK trang 62, 63, bao gồm:

- Thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

- Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

- Thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật.

5. Báo cáo kết quả nghiên cứu:

a. Kết quả thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống

- Kết quả: Tế bào khoai tây trong ống nghiệm 1 không bị nhuộm màu xanh, trong khi đó tế bào trong ống nghiệm 2 có màu xanh.

- Giải thích: Tế bào khoai tây còn sống trong ống nghiệm 1 giữ được màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, vì vậy không bị nhuộm màu xanh methylene. Trong ống nghiệm 2, tế bào đã chết do bị đun sôi, khiến màng sinh chất mất tính thấm chọn lọc, làm cho chất xanh methylene thấm vào tế bào và làm tế bào bị nhuộm màu xanh.

b. Kết quả thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật

- Kết quả: Dung dịch NaCl 2% khi thêm vào tiêu bản, tế bào chất dần co lại (co nguyên sinh). Khi thêm nước cất vào tiêu bản đang bị co nguyên sinh, tế bào chất phục hồi thể tích (phản co nguyên sinh).

Giải thích:

- Dung dịch NaCl 2% là môi trường ưu trương đối với tế bào thực vật, nước thẩm thấu từ trong tế bào ra ngoài làm giảm thể tích tế bào, do đó xây ra hiện tượng co nguyên sinh.

- Khi nước cất được thêm vào tiêu bản đang bị co nguyên sinh, môi trường bên ngoài tế bào trở thành nhược trương, nước thẩm thấu vào bên trong tế bào làm tế bào phục hồi thể tích, đưa tế bào trở về trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh).

c. Kết quả thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật

- Kết quả: Trong NaCl 0,65%, tế bào máu ếch giữ được trạng thái bình thường. Trong NaCl 2%, tế bào teo lại. Trong nước cất, tế bào máu ếch trường lên và vỡ ra.

- Giải thích: NaCl 0,65% là đẳng trương, tế bào giữ thể tích. NaCl 2% ưu trương, tế bào thổi nước. Nước cất nhược trương, tế bào thấm nước tự do và vỡ ra.

6. Kết luận và kiến nghị

* Đối với màng sinh chất tế bào sống:

- Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc.

- Ở môi trường đẳng trương, nước thẩm thấu vào và ra tế bào như nhau.

- Ở môi trường ưu trương, nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào thực vật và teo bào ở tế bào động vật.

- Ở môi trường nhược trương, nước thẩm thấu từ môi trường vào trong tế bào nhưng chỉ gây hiện tượng vỡ tế bào đối với tế bào động vật.

* Kiến nghị: Thực hiện thí nghiệm trên nhiều đối tượng và ở nhiều nồng độ NaCl khác nhau để có kết quả thêm đáng tin cậy.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo trang 61, giải Sinh học 10 CTST trang 61

Bình luận

Giải bài tập những môn khác