Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Viết: Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Viết: Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5. VIẾT : VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Hiểu thế nào là văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Những lưu ý đối với việc viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy chia sẻ (với cô và cả lớp) về những cảm xúc, những ấn tượng của em sau khi em đọc xong một tác phẩm văn học nào đó.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Thế nào là văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống?
Thế nào là văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống?
Video trình bày nội dung:
- Ở Bài 4, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bài 5 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài văn bàn về một xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Các văn bản được đọc hiểu trong Bài 5 đề là những bài nghị luận về một vấn đề xã hội. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) nêu lên vấn đề: thái độ và hành động của tướng sĩ trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang. Đoạn Nước Đại Việt ta trích từ Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) khẳng định Việt Nam là nước độc lập, có nền văn hiến và lịch sử rất đáng tự hào. Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) trình bày lí do và ý nghĩa của việc dời đô về đất Thăng Long. Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc) nên lên vấn đề: Làm thế nào để đất nước Việt Nam mãi trường tồn và phát triển ngày càng lớn mạnh? Đề làm rõ vấn đề, các tác giả đều nêu lên ý kiến, dẫn ra các lí lẽ và bằng chứng cụ thể.
Hoạt động 2. Lưu ý đối với văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Theo em, một văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống cần phải lưu ý những điều gì?
Video trình bày nội dung:
Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học, các em cần lưu ý:
- Vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học mà bài viết nêu lên cần thiết thực và giàu ý nghĩa
- Người viết cần thể hiện rõ ý kiến của mình về vấn đề đã nêu lên
- Vấn đề và ý kiến của người viết phải được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ và bằng chứng phong phú, chính xác, có sức thuyết phục
- Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng cần có mối quan hệ chặt chẽ, tập trung làm rõ vấn đề, giữa các đoạn văn trong thân bài cần có câu chuyển đoạn
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống là gì?
A. Văn bản trình bày thông tin một cách đơn thuần.
B. Văn bản mô tả một hiện tượng tự nhiên.
C. Văn bản trình bày ý kiến và lí lẽ để thuyết phục người đọc về một vấn đề xã hội.
D. Văn bản kể chuyện một cách hư cấu và sáng tạo.
Câu 2: Khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, yếu tố nào là quan trọng nhất?
A. Sử dụng nhiều từ ngữ hoa mỹ.
B. Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề.
C. Đưa ra ý kiến mà không cần lí lẽ.
D. Chỉ đưa ra ý kiến cá nhân mà không cần giải thích.
Câu 3: Trong một bài văn nghị luận về vấn đề xã hội, điều gì là cần thiết để làm rõ ý kiến của người viết?
A. Viết nhiều đoạn văn dài và không có cấu trúc.
B. Đưa ra ý kiến một cách chung chung và không cụ thể.
C. Sử dụng các lí lẽ và bằng chứng phong phú, chính xác để thuyết phục người đọc.
D. Đưa ra nhiều ý kiến không liên quan.
Câu 4: Khi trình bày một vấn đề xã hội trong văn bản nghị luận, người viết cần chú ý điều gì?
A. Viết theo cách không liên quan đến vấn đề.
B. Đảm bảo rằng các ý kiến và lí lẽ có mối quan hệ chặt chẽ và tập trung làm rõ vấn đề.
C. Chỉ đưa ra ý kiến mà không cần lập luận.
D. Trình bày văn bản theo kiểu tường thuật.
Câu 5: Trong văn bản nghị luận, tại sao việc chuyển đoạn giữa các phần của bài viết lại quan trọng?
A. Để làm cho văn bản dài hơn.
B. Để tạo sự liên kết và mạch lạc giữa các ý tưởng, giúp người đọc theo dõi dễ dàng hơn.
C. Để tạo sự rối rắm và khó hiểu cho người đọc.
D. Để giảm bớt sự nhàm chán của văn bản.
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - C | Câu 2 - B | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Đề bài: Suy nghĩ của em về “Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh”.
Nội dung video Bài 5 : Viết : “Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.