Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 3: Chiếu dời đô
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 3: Chiếu dời đô. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5 : THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: CHIẾU DỜI ĐÔ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, ..
- Tìm hiểu chi tiết về nội dung văn bản
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Dựa vào kiến thức lịch sử em hãy cho biết: Nhà vua đầu tiên của triều Lý là ai? Ông đã có công gì với đất nước?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Lý Công Uẩn. Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Chiếu dời đô.
Video trình bày nội dung:
1. Tác giả
- Lý Thái Tổ, tên thật là Lý Công Uẩn, là hoàng đế sáng lập ra nhà Lý (hay còn gọi là Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028
- Thời gian trị vì của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý. Khi lòng dân đã yên, triều đình trung ương được củng cố, ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm. Đến cuối năm 1225, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng buộc nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh (1218-1277). Nhà Lý sụp đổ...
2. Tác phẩm
- Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết
Câu 1: Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện gì? Tại sao vua Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?
Câu 2: Dựa vào nội dung phần (1), (2) của bài chiếu, hãy trình bày lý do cần dời đô.
Câu 3: Trong phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
Câu 4: Vì sao có thể khẳng định rằng việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
Video trình bày nội dung:
1. Sự kiện văn bản
- Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010)
- Chiếu là một thể loại chỉ các bậc vua, chúa mới được sử dụng trong những sự kiện lịch sử đặc biệt. Việc dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La là một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc nên nhà vua dùng chiếu để truyền đạt mệnh lệnh của mình là đúng đắn, phù hợp
2. Lý do rời đô
Ở phần (1) và (2) của bài chiếu, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lí do nhất định phải dời đô:
- Việc dời đô là cần thiết. Các vị vua đời trước đã nhiều lần dời đô
- Việc dời đô xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc chứ không phải là ý định chủ quan của nhà vua
- Lý Công Uẩn muốn “đóng đô ở nơi trung tâm” đất nước, “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để cho “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”,
- Việc hai nhà Đinh, Lê cát cứ, không chịu dời đô khiến cho “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”
-> Là những lý do khách quan, chủ quan của việc dời đô, đó cũng chính là việc làm thuận theo ý trời và lòng dân của vị minh quân
3. Lí lẽ, dẫn chứng trong việc chọn kinh đô mới
- Ông đưa ra bằng chứng về việc nhiều triều đại trong lịch sử đã tiến hành việc dời đô: vua Bàn Canh nhà Thương năm lần, vua Thành Vương hà Chu ba lần
- Việc dời đô đều xuất phát từ lợi ích chung của đất nước
- Ông cũng chỉ ra tác hại của nhà Đinh, Lê không chịu dời đô
- Tiếp theo, ông chỉ ra những bằng chứng về lợi thế của nơi cần chuyển đến – thành Đại La, từ nhiều phương diện: vị trí, thế đất, sự tiện lợi, …
-> Từ đó, Lý Công Uẩn đưa ra ý kiến mang tính quyết định của mình trên cơ sở đồng thuận của mọi người
4. Nhận xét
- Vùng Hoa Lư là vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển thì đây là nơi chiến lược phòng thủ.
- Đến thời nhà Lý, Lý Công Uẩn giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.
Nội dung video Bài 5 : Thực hành đọc hiểu: “Chiếu dời đô” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.