Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Đọc 3: Đường về quê mẹ

Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Đọc 3: Đường về quê mẹ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 2. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đường về quê mẹ
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đường về quê mẹ
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Bài thơ có nhan đề là “Đường về quê mẹ”. Trong bài thơ có hình ảnh người con vào mỗi mùa xuân lại được mẹ đưa về thăm quê hương, họ hàng, … Em nghĩ, người con trong bài thơ sẽ có hành động, tâm trạng, cảm xúc gì trên con đường về quê thăm mẹ ấy?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu tác giả

  • Em hãy đọc và trình bày một số thông tin về tác giả của văn bản “Đường về quê mẹ”.
  • Tìm hiểu phong cách sáng tác của nhà văn Đoàn Văn Cừ.
  • Em hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả trong sự nghiệp của Đoàn Văn Cừ.

Video trình bày nội dung:

-  Tác giả Đoàn Văn Cừ quê quán tại thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

- Gia đình: sinh ra trong một gia đình nông dân.

- Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà, Cư sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ ông cũng sáng tác văn xuôi.

Nội dung 2: Tác phẩm

Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đường vè quê mẹ”?

Video trình bày nội dung:

- Xuất xứ: Thơ Mới 1932 – 1945: Tác giả và tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001.

Nội dung 3: Lời bài thơ

Theo em: Bài thơ là lời của ai? Nêu ấn tượng chung của em về tác phẩm?

Video trình bày nội dung:

- Bài thơ là lời của nhân vật “tôi” – người con – hồi tưởng lại kỉ niệm được mẹ dẫn đi trên con đường về quê ngoại để nhận họ hàng mỗi dịp xuân

- Ấn tượng của em về bài thơ: bài thơ tái hiện những kí ức đẹp đẽ về khung cảnh thiên nhiên, con người khi về quê.

Nội dung 4: Nhan đề và bố cục

Em hãy: 

  • Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
  • Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần?

Video trình bày nội dung:

- Nhan đề bài thơ được đặt theo một hình ảnh khơi nguồn cảm xúc trong tác giả, miêu tả khung cảnh đồng quê trên đường đi của mấy mẹ đã hiện lên những kí ức đẹp về thiên nhiên và con người quê ngoại.

- Bố cục:

+ Phần 1 (Khổ thơ đầu): Hoàn cảnh và lí do “tôi” được về thăm quê mẹ

+ Phần 2 (Còn lại): Khung cảnh và hình ảnh người mẹ trên con đường về quê trong kí ức của “tôi”

Nội dung 5: Hình ảnh thiên nhiên và con người

Em hãy liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.

Video trình bày nội dung:

- Các hình ảnh thiên nhiên được khắc hoạ trong bài thơ: “mây bay sắc trắng ngần”, “những rặng đề”, “những dòng sông trắng” uốn lượn, dải đê, “cồn xanh”, “bãi tía”, “chiều mát”, “nắng vàng nhạt”, “trời xanh cò trắng bay từ lớp”, “xóm chợ”, “xác lá bàng” phơi trên những mái lều

-> Bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, con đường về quê ngoại uốn lượn theo bờ đê của dòng sông đẹp mềm mại như đường nét trong một bức tranh vẽ tươi sáng của kí ức tuổi thơ

- Các hình ảnh con người trên con đường về quê được thể hiện trong bài thơ: “Người xới cà, ngôn rộn bốn bề”, “Đoàn người về ấp gánh khoai lang”, “những người quen”

-> Những người dân quê chăm chỉ, vui vẻ trong cuộc sống lao động hàng ngày – chăm sóc, vun xới mùa màng, cùng nhau trò chuyện vui vẻ lúc làm đồng, làm bãi, … chất phác hồn hậu, mộc mạc, hồ hởi, luôn quan tâm đến người khác

- Hình ảnh người mẹ được khắc hoạ: “Thúng cắp bên hông nón đội đầu/ Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu”; “Mắt sáng, môi hồng má đỏ au”; “Tà áo nâu in giữa cánh đồng”; “Bóng u hay bóng người thôn nữ/ Cúi nón mang đi cặp má hồng”; “Ai cũng khen u nết thảo hiền”

-> Người mẹ mang những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ thôn quê Việt Nam xưa. Lấy chồng xa quê, mỗi năm chỉ vào dịp Tết đến, xuân về mới có dịp trở về thăm quê ngoại. Mẹ dẫn theo các con về để nhận họ hàng, nhận quê hương. Bằng cách ấy, người mẹ đã kết nối tâm hồn trẻ thơ của các con với quê ngoại, bồi đắp cho các con tình yêu và sự gắn bó với quê hương, nguồn cội, …

Nội dung 6: Tổng kết

Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đường về

Video trình bày nội dung:

Văn bản nói về những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Trong kí ức đẹp đẽ ấy, cứ mỗi độ xuân về mẹ lại dẫn đàn con về quê của mẹ, diễn tả được tâm trạng vui mừng, háo hức của người con mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu mến, niềm tự hào của con về vẻ xinh đẹp, nết na của mẹ.

- Ngôn từ giản dị, hình ảnh chân thực và sống động

- Giọng thơ nhẹ nhàng, trầm lắng

- Nghệ thuật tả thực

………..

Nội dung video Thực hành đọc hiểu: Đường về quê mẹ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác