Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. SẮC THÁI NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Xác định được sắc thái nghĩa khác nhau của những từ đồng nghĩa
- Chỉ ra được tác dụng của việc lựa chọn và sử dụng các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp với nội dung của tác phẩm và tư tưởng, tình cảm của tác giả
- Biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp trong nói (viết) để nâng cao hiệu quả giao tiếp
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái phù hợp?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Hệ thống lại kiến thức
Theo em, Sắc thái nghĩa của từ là gì? Lấy ví dụ minh họa?
Video trình bày nội dung:
Sắc thái nghĩa của từ
Sắc thái nghĩa của từ là nét nghĩa bổ sung nghĩa cơ bản cho từ ngữ. Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ gồm:
- Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xoá đều chỉ màu sắc nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng xoá: trắng đều khắp trên một diện rộng)
- Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần Việt như cha, mẹ, vợ, …thường có sắc thái thân mật; còn các từ Hán Việt như thân phụ, thân mẫu, phu nhân, … thường có sắc thái trang trọng
Trong nói và viết, cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để nâng cao hiệu quả giao tiếp
Nội dung 2: Gợi ý giải bài tập SGK
Em hãy giải các bài tập SGK.
Video trình bày nội dung:
Bài tập 1:
+ Từ đồng nghĩa với từ ngút ngàn (trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hoá của Mai Liễu): ngút ngàn, bạt ngàn
+ “Ngút ngát” không có trong từ điển tiếng Việt và có thể đây là từ do tác giả tạo ra bằng cách kết hợp “ngút ngàn” với “bạt ngàn”. Tiếng “ngút” tả cây cối vươn lên theo chiều cao, còn tiếng “ngát” tả cây cối lan ra theo chiều rộng. Mặc dù đồng nghĩa với “ngút ngàn” nhưng “ngút ngàn” và “bát ngát” đều thể hiện không gian quá rộng (trải rộng ra mênh mông, đến mức tựa như vượt tầm mắt) và nó không thật sự phù hợp để miêu tả cảnh một ngọn núi (Non Thần) -> Vậy nên ở đây từ “ngút ngát” được sử dụng với văn cảnh của đoạn thơ trên
Bài tập 2:
+ Các từ đồng nghĩa với từ “đỏ” trong khổ thơ trên: thắm, hồng, đỏ au
+ “Thắm” chỉ màu đỏ đậm, tươi, hoàn toàn phù hợp với việc miêu tả sự vật “yếm” (thường nói yếm thắm). ‘Hồng” chỉ màu đỏ nhạt, tươi, ất phù hợp với việc miêu tả một đôi môi đẹp ở người phụ nữ trẻ trung. “Đỏ au” chỉ màu đỏ tươi, trông thích mắt, hoàn toàn phù hợp với sự biểu thị nước da (đôi má) của người phụ nữ lao động khoẻ mạnh
-> Sự phù hợp của các từ trên đây với việc miêu tả sự vật được chứng tỏ bởi việc không thể thay đổi vị trí của các từ này cho nhau; mặt khác, cũng không thể thay thế các từ ngữ này bằng các từ đồng nghĩa nào khác phù hợp hơn
Bài tập 3:
Các từ láy và nghĩa của chúng ở trong bài thơ trên:
+ Xao xác: từ gợi tiếng gà gáy nối tiếp làm xao động cả không gian vắng lặng
+ Não nùng: buồn tê tái, day dứt
+ Chập chờn: ở trong trạng thái khi rõ khi không, khi ẩn khi hiện
-> Tác dụng của việc sử dụng từ láy đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả: Các từ láy trên đều thể hiện (trực tiếp hoặc gián tiếp) tâm trạng của tác giả, đó là tâm trạng buồn, nhớ da diết khôn nguôi những ngày còn thơ bé với những kỉ niệm đẹp về người mẹ thân yêu
Bài tập 4:
Trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, sự phù hợp trong việc sử dụng các từ ngữ nhằm bộc lộ được tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình là rất cần thiết. Như trong câu thơ “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng”, từ “rượi buồn” có cùng nghĩa cơ bản với các từ buồn tẻ, buồn teo, buồn tênh, … nhưng về sắc thái nghĩa, từ này khác với buồn tẻ (buồn vì sự tẻ nhạt, không gây được hứng thú), buồn teo (buồn vì cảm thấy vắng lặng hay buồn tênh (buồn vì cảm thấy như hụt hẫng), …. Tóm lại, với sắc thái nghĩ được chỉ ra, từ rượi buồn trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư hoàn toàn phù hợp với yêu cầu diễn tả tâm trạng buồn với vẻ ủ rũ của tác giả khi hồi tưởng lại thời dĩ vãng.
………..
Nội dung video Thực hành tiếng việt. Sắc thái nghĩa của từ ngữ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.