Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Thực hành tiếng Việ
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Thực hành tiếng Việ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5 : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP VỀ TỪ HÁN VIỆT, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khái niệm từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ
- Đặc điểm về từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ
- Thực hành ôn tập từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình đoán thành ngữ, tục ngữ”:
- Luật chơi:
+ Chia lớp thành 3 đội chơi, phát cho mỗi đội 1 bộ hình ảnh, bảng phụ, băng dính.
+ Các đội quan sát các hình ảnh, phát hiện nội dung và sắp xếp vào các cột trong bảng phụ (thành ngữ, tục ngữ) trong thời gian 3 phút.
+ Khi hết thời gian, các đội lên bảng dán sản phẩm của nhóm mình. Đội nào có nhiều đáp án chính xác đội ấy giành chiến thắng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Từ Hán Việt
Từ Hán Việt là gì?
Video trình bày nội dung:
Từ Hán Việt là những từ mượn của tiếng Hán nhưng đọc theo âm Việt. Ví dụ: thi sĩ (nhà thơ), độc giả (người đọc), thính giả (người nghe), thiên địa (đất trời), …
Hoạt động 2: Thành ngữ
Thế nào là thành ngữ?
Video trình bày nội dung:
Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh. Ví dụ: khoẻ như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, … Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói trở nên sinh động, có tính hiệu quả cao.
Hoạt động 3: Tục ngữ
Theo em, tục ngữ là gì?
Video trình bày nội dung:
Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Năm
Câu 2: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?
A. Học.
B. Đầu (cái đầu).
C. Hoa (bông hoa).
D. Sơn (núi).
Câu 3: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
A. Thiên lí
B. Thiên kiến
C. Thiên hạ
D. Thiên thanh
Câu 4: Thành ngữ là gì?
A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước
B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
D. Lanh chanh như hành không muối
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - A | Câu 2 - D | Câu 3 - B | Câu 4 - A | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bài tập: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.
Nội dung video Bài 5 : Thực hành Tiếng việt : “Ôn tập về từ Hán ngữ, tục ngữ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.