Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Viết 2: Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Viết 2: Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 2 : VIẾT : TẬP LÀM THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Những lưu ý đối với việc làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
- Thực hành về việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Trò chơi những mảnh ghép hoàn hảo:
GV đưa ra các mảnh ghép chứa thông tin tên bài thơ, tác giả, thể thơ. HS ghép các mảnh để tạo nên chuỗi thông tin chính xác.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Lưu ý đối với việc làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Khi làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, các em cần lưu ý điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Đọc lại các văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ đã học trong Bài 2.
- Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,…của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.
Hoạt động 2. Thực hành
Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, bạn bè, …)
Video trình bày nội dung:
Gợi ý:
a. Chuẩn bị
- Em muốn viết về ai, về điều gì?
- Em sử dụng thể thơ sáu chữ hay bảy chữ?
- Tình cảm, cảm xúc của em đối với đối tượng đó như thế nào?
- Những hình ảnh, chi tiết,... nào của người hoặc sự vật, sự việc em định viết để lại ấn tượng sâu sắc trong em?
- Em định đặt nhan đề cho bài thơ như thế nào?
b. Viết bài thơ
- Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng cảm nhận của em, qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc của em dành cho đối tượng.
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện các đặc điểm của đối tượng. Vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp cấu trúc,... một cách phù hợp.
- Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ theo quy định về số tiếng, vầ, nhịp của thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.
c. Kiểm tra và chỉnh sửa
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Khi viết một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ, điều quan trọng nhất là:
A. Số lượng câu thơ trong bài.
B. Đề tài và cảm xúc của bài thơ.
C. Độ dài của mỗi câu thơ.
D. Việc sử dụng từ ngữ phức tạp.
Câu 2: Trong khi chuẩn bị viết một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ, bạn nên chú ý điều gì?
A. Chọn nhạc nền phù hợp.
B. Xác định rõ đề tài và cảm xúc.
C. Sử dụng các từ ngữ chuyên ngành.
D. Tạo ra các hình ảnh phức tạp.
Câu 3: Khi viết một bài thơ sáu chữ, bạn cần đảm bảo điều gì?
A. Mỗi câu thơ có 7 từ.
B. Mỗi câu thơ có 6 từ và cách gieo vần đúng.
C. Mỗi câu thơ có ít nhất 8 từ.
D. Không cần chú ý đến số lượng từ trong mỗi câu.
Câu 4: Để thể hiện tình cảm và cảm xúc trong thơ sáu chữ hoặc bảy chữ, bạn có thể sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh và nhân hóa.
B. Từ ngữ khoa học.
C. Các câu hỏi và trả lời.
D. Mô tả chi tiết về lý thuyết thơ.
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Đề bài: Em hãy sưu tầm thêm bài thơ hay 6 chữ, 7 chữ
Nội dung video Bài 2 : “Viết : Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.