Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Tự đánh giá: Treo biển
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Tự đánh giá: Treo biển. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4. TỰ ĐÁNH GIÁ : TREO BIỂN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nội dung chính của tác phẩm “Treo biển”
- Ý nghĩa của văn bản và những chi tiết gây cười đối với tác phẩm
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
+ Em hãy kể tên các văn bản, bài viết và bài nói và nghe em đã được học trong bài 4: Hài kịch và truyện cười
+ Em hãy liệt kê các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học ở bài 4
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Đọc văn bản
Câu 1: Nội dung chính của văn bản Treo biển là gì?
A. Miêu tả cửa hàng của người bán cá
B. Kể chuyện về người mua cá
C. Nêu cảm nghĩ về chiếc biển hiệu
D. Kể chuyện về nhà hàng bán cá
Câu 2: Người bán hàng treo biển để làm gì?
Video trình bày nội dung:
Câu 1: D
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: C
Câu 6:
- Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc: Người bán hàng không có chính kiến cứ mỗi lần có người góp ý là đổi tên biển liền, cuối cùng là cất luôn không treo.
- Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười: Tên của của cửa hàng mỗi lúc một rút ngắn mang những nghĩa khác nhau khiến người đọc phải bật cười vì sự ngu ngốc, thiếu chính kiến của anh bán cá.
- Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước.
Câu 7: Mục đích ban đầu của người bán hàng là muốn quảng cáo cho mọi người biết rằng cửa hàng anh ta bán cá tươi. Mỗi lần anh ta rút đi một chữ, nghĩa của tên liền thay đổi. Lần 1 bỏ chữ tươi, người khác có thể hiểu cửa hàng có thể bán cả các ươn, cá chết. Lần 2 bỏ chữ ở đây, khiến người khác nghĩ rằng có thể là các quán xung quanh bán cá treo biển ở đó. Lần 3 bỏ từ có bán đi để lại một chữ cá, người đi được không rõ anh ta là bán cá hay cá độ, hay bán đồ ăn cho cá...
Câu 8: Truyện Treo biển có ý nghĩa là phê phán những người không có chính kiến trong cuộc sống, trong công việc.
Câu 9: Chi tiết đáng cười nhất trong truyện là chi tiết người chủ cửa hàng liên tục thay đổi nội dung tấm biển. Vì người chủ muốn dùng tấm biển để quảng cáo nhưng cuối cùng lại bị những ý kiến khác làm cho lung lay dẫn đến việc tấm biển mất đi hiệu quả ban đầu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bối cảnh của cuộc thi nói khoác là gì?
A. Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác.
B. Giữa cánh đồng làng quê lúc ban chiều đầy nắng và gió.
C. Bốn quan là những người lọt vào bán kết cuộc thi nói khoác do triều đình tổ chức.
D. Cả A và C.
Câu 2: Xung đột trong hài kịch đôi khi là mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu. Điều đó được thể hiện như thế nào trong văn bản?
A. Mâu thuẫn giữa việc nịnh hót của đám thợ phụ và sự lừa lọc của gã phó may.
B. Mâu thuẫn giữa bản chất xấu xa của con người với những điều tầm thường.
C. Mâu thuẫn giữa sự dốt nát của ông Jourdain và mưu mô lừa lọc của gá phó may.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Yếu tố gây cười nào được sử dụng trong văn bản “Cái kính”?
A. Nhân vật "tôi" thích đeo kính.
B. Các ông bác sĩ đều khám sai bệnh nhưng lại chửi bác sĩ trước khám sai.
C. Nhân vật "tôi" bị ngã rớt vỡ kính.
D. Nhân vật chính đổi đến 5 chiếc kính mới tìm ra bệnh của mình.
Câu 4: Tác giả của văn bản “Đổi tên cho xã” là ai?
A. Nguyễn Huy Tưởng
B. Lưu Quang Vũ
C. Học Phi
D. Nguyễn Thái Học
Câu 5: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - B | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Sau khi học xong bài 4, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Câu 2: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình sau khi học xong bài 4.
Nội dung video Bài 4 : Tự đánh giá : “Treo biển” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.