Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3 : TỰ ĐÁNH GIÁ : VÌ SAO CHIM BỒ CÂU KHÔNG BỊ LẠC ĐƯỜNG?
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Các câu hỏi đánh giá về văn bản: “Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường”
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
+ Em hãy kể tên các văn bản, bài viết và bài nói và nghe em đã được học trong bài 3: Văn bản thông tin
+ Em hãy liệt kê các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học ở bài 3
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Mục đích chính của văn bản trên là gì?
A. Giải thích hiện tượng chim bồ câu có khả năng nhớ đường trở về tổ cực kì tốt
B. Giới thiệu về hiện tượng chim bồ câu có trí thông minh tuyệt vời
C. Thuyết minh cách thức đưa thư bằng việc sử dụng chim bồ câu
D. Giới thiệu về kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học O-xphớt về chim bồ câu
Câu 2: Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản?
Video trình bày nội dung:
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6:
Văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì nó đưa ra các kiến thức khoa học cơ sở để giải thích cụ thể, chi tiết về hiện tượng chim bồ câu không bị lạc đường.
Câu 7:
Hiện tượng mà văn bản nói tới nhằm giải thích khả năng tuyệt diệu của chim bồ câu mà không phải con vật nào cũng có được. Nhờ khả năng đó mà các nhà khoa học Ốc-xpho phát hiện ra rằng thông qua đường bay mà chim bồ câu có thể nhớ được các kiến trúc tiêu biểu để tìm được đường về.
Câu 8:
- Bố cục văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến …khả năng tuyệt diệu này?): giới thiệu khái quát về khả năng của loài bồ câu.
+ Phần 2 (tiếp đến …một cự li xa): các khả năng xác định được về nhà của bồ câu.
+ Phần 3 (phần còn lại): phát hiện mới lạ của các nhà khoa học Ốc-xpho về bồ câu.
Câu 9:
Thông quan văn bản, em biết thêm được những kiến thức về các khả năng xác định đường bay của loài bồ câu.
Câu 10:
Thế giới loài vật xung quanh ta thật phong phú và đa dạng. Hầu hết, chúng đã trở thành người bạn thân thiết với con người, được yêu mến. Và loài chim bồ câu là một trong số loài vật đó. Chúng không còn xa lạ gì ở cuộc sống đời thường, nhất là vào những thời kì cổ đại ngày xưa, khi mà loài người đã mượn “trí thông minh” của chúng để làm phương tiện liên lạc hữu ích. Điều em vô cùng ấn tượng với loài chim này đó là cách chúng bay đi đưa thư. Bởi chúng biết định vị và bay về nhà ở một khoảng cách khá xa, có khi lên đến cả hàng ngàn cây số. Ngoài ra, chúng còn được coi là biểu tượng cho hòa bình, cho tình thân ái. Cũng bởi vậy, mỗi khi nhắc đến loài bồ câu, không chỉ riêng em mà rất nhiều người yêu mến bởi khả năng tuyệt diệu, sự hiền lành và dễ thương của nó.
Nội dung video Bài 3 : Tự đánh giá : “Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.