Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Viết 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 Viết 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một đoạn thơ sáu chữ, bảy chữ
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một đoạn thơ sáu chữ, bảy chữ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Em hãy nhắc lại kiến thức về những điểm cần lưu ý về hình thức và nội dung khi viết.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Phân tích đoạn văn tham khảo
Theo em:
- Nhà văn Nguyên Hồng ấn tượng với những hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan?
- Hãy chỉ ra các từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc, sự liên tưởng và tưởng tượng mà bài thơ gợi ra cho người viết.
Video trình bày nội dung:
- Nhà văn Nguyên Hồng ấn tượng với những hình ảnh, chi tiết:
+ Thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang.
+ Đèo Ngang vào buổi chiều tà.
+ Với cảnh cây cỏ và núi non thấy được sự heo hút của những câu thơ trên kia.
+ Cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên,…
- Các từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc, sự liên tưởng và tưởng tượng mà bài thơ gợi ra cho người viết:
+ …tôi thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ….
+ Trong trí tưởng tượng, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa tôi đến Đèo Ngang đúng vào buổi chiều tà.
+ Tuổi lên bảy, lên tám của tôi khi ấy lại còn được những rung động này nữa:…
+ Không ai bày cách cho tôi cảm xúc, nhưng tôi cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên,…
Nội dung 2: Lưu ý đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu, bảy chữ
Theo em, Để viết bài văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu, bảy chữ, các em cần lưu ý điều gì?
Video trình bày nội dung:
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Xác định được các yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc, suy nghĩ cho em.
- Viết đoạn văn, trong đó nêu rõ các ý: Em có cảm xúc, suy nghĩ về điều gì trong bài thơ (nội dung hay nghệ thuật; một dòng, khổ, đoạn hay cả bài thơ)? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì (xúc động, vui, thích, buồn, nhớ, băn khoăn, …)? Vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó?
- Lựa chọn đưa vào đoạn văn một số dòng thơ mà em ấn tượng để làm rõ cảm nghĩ của bản thân
Nội dung 3: Thực hành
Em hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư
Video trình bày nội dung:
a. Chuẩn bị
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ.
- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm nhận, suy nghĩ của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.
- Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc đã trình bày.
c. Viết bài
d. Xem lại và chỉnh sửa
………..
Nội dung video Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.