Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 Đọc 1: Sao băng

Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 3 Đọc 1: Sao băng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3 : VĂN BẢN. SAO BĂNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm,… về văn bản
  • Tìm hiểu về nhan đề, đề mục,.. của văn bản “Sao băng”
  • Tìm hiểu về nội dung văn bản theo bố cục đã chi

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em đã thấy hiện tượng sao băng bao giờ chưa? Em biết gì về hiện tượng này? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG

Hoạt động 1. Tìm hiểu văn bản thông tin

Em hãy cho biết:

+ Thế nào là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?

+ Em hãy nêu cách trình bày thông tin trong văn bản thông tin?

+ Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản thông tin có đặc điểm gì?

Video trình bày nội dung:

Từ khóa

    Văn bản thông tin

Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên

Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên là loại văn bản nhằm giới thiệu những hiểu biết khoa học cơ bản về hiện tượng đó. Nội dung chính của loại văn bản này thường tập trung vào một số thông tin chính như: Hiện tượng đó là gì? Tại sao có hiện tượng đó? Chúng có lợi hay có hại như thế nào? Cần làm gì để tận dụng lợi ích và khác phục ảnh hưởng xấu của chúng?...

Cách trình bày thông tin trong văn bản

Trong văn bản thông tin, nội dung ý tưởng và thông tin có thể được triển khai theo một hoặc kết hợp nhiều các khác nhau. Thông thường có các cách như: Trình bày theo trật tự thời gian, Quan hệ nguyên nhân- kết quả, mức độ quan trọng hay phân loại đối tượng, so sánh đối chiếu: trình bày hoàn toàn bằng phương tiện ngôn ngữ hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Là các hình ảnh, số liệu, kí hiệu, biểu đồ…được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm minh họa, làm rõ những nội dung nhất định được biểu hiện bằng những phương tiện ngôn ngữ.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản

Em hãy cho biết tên tác giả và xuất xứ, thể loại, bố cục của văn bản Sao băng.

Video trình bày nội dung:

a. Tác giả: Hồng Nhung

b. Tác phẩm

- Thể loại: văn bản thông tin (Giải thích một hiện tượng tự nhiên)

- Xuất xứ: theo kienthuctonghop.vn

- PTBĐ: Thuyết minh

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến …hố lòng chảo sâu trên lục địa): giới thiệu và lí giải hiện tượng sao băng.

+ Phần 2 (tiếp đến …mưa sao băng khá thuận lợi): nguyên do xuất hiện và sự hình thành hiện tượng sao băng và mưa sao băng.

+ Phần 3 (phần còn lại): những điều kì thú khi sao băng rơi.

- Văn bản triển khai thông tin theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

NỘI DUNG 2 : TÌM HIỂU CHI TIẾT

Hoạt động 1. Sa- pô, Nhan đề, Đề mục

Đoạn sa-pô của văn bản cho biết những gì? Nhan đề và hệ thống đề mục cho em biết điều gì?

Video trình bày nội dung:

- Sa- pô: Đoạn sa pô đưa ra hàng loạt những câu hỏi xoay quanh hiện tượng sao bằng nhằm dẫn dắt người đọc đến nội dung chính của văn bản.

- Nhan đề: “ Sao Băng” ngắn gọn, trực tiếp đưa ra đối tượng chính của văn bản giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được chủ đề.

- Đề mục: Văn bản được phân làm nhiều đề mục, mỗi đề mục diễn giải về một khía cạnh của hiện tượng sao băng, bao gồm: Sao băng là gì? Tại sao bầu trời lại xuất hiện mưa sao băng? Thấy sao băng là điềm gì? Cách ước khi có sao băng như thế nào?

Hoạt động 2. Nội dung thông tin

Em hãy cho biết:

+ Hiện tượng sao băng được giải thích như thế nào?

+ Tìm trong văn bản các nguyên nhân xuất hiện, chu kì của sao băng, mưa sao băng và cách xem được những cơn mưa sao băng.

+ Người viết có tin vào điểm xấu hoặc điểm lành khi thấy sao băng không?

+ Vì sao người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng? Cách ước như thế nào?

Video trình bày nội dung:

a. Giới thiệu và lý giải hiện tượng sao băng.

- Sao băng:

+ Là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời.

+ Là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất.

b. Nguyên do xuất hiện và sự hình thành hiện tượng sao băng và mưa sao băng.

- Nguyên nhân: Sao chổi là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng. Khi ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng.

- Chu kì: 1 năm.

- Cách xem: xác định hướng của các chòm sao (nơi có thể nhìn chòm sao thì có thể thấy được mưa sao băng).

+ Gần xích đạo Trái Đất → dễ quan sát.

+ Xa về hai cực → khó quan sát.

-> Nhận xét: các thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.

c. Những điều kì thú khi sao băng rơi

- Điềm khi sao băng rơi: 

+ Sắp có người chết → mang tính chất duy tâm, không có cơ sở khoa học.

+ Tượng trưng cho tình yêu đôi lứa.

- Người ta tin ước khi sao rơi → điều ước thành hiện thực.

- Cách ước: nhắm mắt và nghĩ trong đầu về ước nguyện của mình.

 

 

Nội dung video Bài 3 : Văn bản : “Sao băng” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác