Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5 : NÓI VÀ NGHE: NGHE VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Hiểu thế nào về nghe và tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- Một số lưu ý về nghe và tóm tắt nội dung thuyết minh về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
- Luyện tập và vận dụng về nghe và tóm tắt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta hãy cùng đọc khung Yêu cầu cần đạt (SGK/tr.110), đọc lướt nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống (SGK/tr.128, 129) và trả lời câu hỏi:
+ Phần Nói và nghe này có liên hệ gì với phần Đọc em đã thực hiện trước đó?
+ Ở nhần nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống, nhiệm vụ học tập cần thực hiện là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thế nào là nghe và tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học?
Thế nào là nghe và tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học?
Video trình bày nội dung:
- Biết nghe cũng quan trọng như biết nói. Trong nhiều trường hợp nghe mà không hiểu, không nắm được hoặc hiểu sai thông tin chính dẫn đến tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Nghe hiểu cũng cần rèn luyện như đọc hiểu văn bản. Bài này tập trung vào yêu cầu: nghe và tóm tắt được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, thảo luận về một vấn đề của đời sống.
- Nội dung chính của cuộc thảo luận, trao đổi thường được thể hiện qua đề tài, chủ đề của buổi thảo luận. Ví dụ:
+ Từ một số tác phẩm tiêu biểu, suy nghĩ về các biểu hiện của lòng yêu nước.
+ Qua truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), bàn về vẻ đẹp của lòng nhân ái
+ Từ các bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Quê người (Vũ Quần Phương)… em hãy nêu suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với mỗi con người.
- Suy nghĩ về những thói hư tật xấu cần phê phán qua một số hài kịch và truyện cười đã học.
Hoạt động 2. Một số lưu ý
Ta cần lưu ý những nội dung gì trong quá trình nghe và tóm tắt về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học?
Video trình bày nội dung:
Muốn tóm tắt dược ý chính của cuộc trao đổi, thảo luận, các em cần lưu ý:
- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết trình về một vấn đề của đời sống mà người nói đã trình bày.
- Ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn (Đó là vấn đề gì? Nội dung lớn gồm các ý nào?), ý nhỏ (triển khai ý lớn), các bằng chứng, ví dụ minh hoạ,...
- Tuỳ theo yêu cầu của việc tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các nội dung chính.
- Trình bày bản tóm tắt nội dung chính theo từng mức độ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Khi tóm tắt một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học, điều quan trọng nhất là gì?
A. Chỉ ghi lại các câu văn nổi bật trong tác phẩm.
B. Nghe kỹ và ghi lại các ý chính, ví dụ, và bằng chứng liên quan.
C. Viết lại toàn bộ tác phẩm theo cách của bạn.
D. Chỉ nêu cảm nhận cá nhân về tác phẩm mà không cần tóm tắt nội dung chính.
Câu 2: Trong quá trình nghe và tóm tắt, việc ghi lại các ý chính nên được thực hiện như thế nào?
A. Ghi lại tất cả mọi thứ bạn nghe được.
B. Ghi lại các ý lớn, ý nhỏ, và bằng chứng cụ thể để đảm bảo tóm tắt đầy đủ và chính xác.
C. Chỉ ghi lại các ý tưởng mà bạn cảm thấy quan trọng.
D. Chỉ ghi lại những điều bạn cảm thấy dễ nhớ.
Câu 3: Để tóm tắt nội dung chính của một cuộc thảo luận về tác phẩm văn học, bạn cần lưu ý điều gì?
A. Tập trung vào các cảm nhận cá nhân của từng thành viên trong nhóm.
B. Chỉ ghi lại các thông tin mà bạn cho là thú vị.
C. Chú ý nghe kỹ nội dung thuyết trình và ghi lại các ý chính theo hệ thống.
D. Ghi lại những chi tiết không quan trọng để tránh bỏ sót thông tin.
Câu 4: Khi nghe thuyết trình về một vấn đề trong tác phẩm văn học, tại sao việc hiểu và ghi lại nội dung chính là quan trọng?
A. Để có thể làm bài kiểm tra với điểm số cao.
B. Để tránh tình trạng hiểu sai thông tin và đảm bảo rằng nội dung được tóm tắt chính xác và rõ ràng.
C. Để có thể nói lại nội dung với bạn bè một cách tự tin.
D. Để có thể viết bài luận dài hơn về tác phẩm.
Câu 5: Nếu bạn muốn tóm tắt một cuộc thảo luận về chủ đề "Lòng yêu nước trong các tác phẩm văn học", bạn nên làm gì đầu tiên?
A. Đọc lại toàn bộ các tác phẩm liên quan.
B. Ghi lại toàn bộ cuộc thảo luận và làm sao cho dài nhất có thể.
C. Nghe kỹ nội dung thảo luận, xác định các ý chính về lòng yêu nước, và ghi lại các bằng chứng minh họa từ các tác phẩm.
D. Chỉ ghi lại những ý tưởng mà bạn đã biết từ trước.
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - C | Câu 4 - B | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Điểm em muốn thay đổi trong bài trình bày đó là gì?
Câu 2: Điều em rút ra được bài trình bày của bạn là gì?
Nội dung video Bài 5 : Nói và nghe : “Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.