Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Thực hành tiếng Việt
Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Thực hành tiếng Việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4 : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT : NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khái niệm về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn
- Đặc điểm, phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
- Thực hành luyện tập nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy quan sát bức tranh và cho biết câu trả lời của người anh có liên quan gì đến câu nói của người em không?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nghĩa tường minh
Thế nào là nghĩa tường minh?
Video trình bày nội dung:
Nghĩa tường minh của câu là nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.
Hoạt động 2: Nghĩa hàm ẩn
Thế nào là nghĩa hàm ẩn?
Video trình bày nội dung:
- Nghĩa hàm ẩn của câu là nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh. Ví dụ, ở câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, từ nghĩa tường minh (Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây) có thể suy ra nghĩa hàm ẩn “Khi hưởng thụ thành quả nhất định, cần biết ơn người tạo ra thành quả đó”. Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để diễn tả những nội dung tế nhị hoặc tăng hiệu quả giao tiếp.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Nghĩa tường minh của câu là:
A. Nội dung thông báo được diễn đạt gián tiếp từ các từ ngữ trong câu
B. Nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
C. Nội dung thể hiện ý nghĩa tích cực của câu
D. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
Câu 2: Nghĩa hàm ẩn của câu là:
A. Những điều hài hước, gây cười mà người viết (nói) ngầm thể hiển
B. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
C. Nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để:
A. Diễn tả những nội dung tế nhị
B. Tăng hiệu quả giao tiếp
C. Giúp văn bản hoặc lời nói trở nên huyền bí
D. Cả A và B.
Câu 4: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Nói thật với ông: chú em rể tôi vừa trúng Chủ tịch huyện, chủ ấy nể tôi lắm.” (Lưu Quang Vũ).
A. Tôi không lo sợ gì cả, tôi có thể làm mọi thứ mà tôi muốn.
B. Chú em rể tôi sẽ lên chức Chủ tịch huyện.
C. Chủ tịch huyện cũng phải sợ tôi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu: “Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế?” (Nê-xin).
A. Hỏi nhân vật “tôi” về người làm cái đơn mua kính đó.
B. Có ý chửi người cho nhân vật “tôi” cái đơn mua kính
C. Ý nói nhân vật “tôi” ngu si, không biết gì
D. Tất cả các đáp án trên.
Video trình bày nội dung:
Câu 1 - B | Câu 2 - C | Câu 3 - D | Câu 4 - C | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.
Câu 2: Viết đoạn văn ( 6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam. (Trong đoạn văn có sử dụng tục ngữ hoặc thành ngữ có nghĩa hàm ẩn).
Nội dung video Bài 4 : “Thực hành Tiếng việt: Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.