Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 1: Hịch tướng sĩ

Video giảng Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 1: Hịch tướng sĩ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5 : VĂN BẢN : HỊCH TƯỚNG SĨ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm,… của văn bản
  • Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

+ Thể loại hịch

+ Mục đích và đối tượng thuyết phục

+ Các gương mặt nổi bật trong sách sử

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Theo em, điều gì đã khiến quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG

Hoạt động 1: Tác giả, tác phẩm

Em hãy cho biết:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn? 

+ Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “ Hịch tướng sĩ”. 

+ Văn bản có thể được chia ra thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Video trình bày nội dung:

a. Tác giả

- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc. Ông là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

b. Tác phẩm

- Hịch tướng sĩ hay còn có tên gọi khác là Dụ chư tì tướng hịch văn được viết vào năm 1285 trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2

- Đây là văn bản nghị luận xã hội trung đại

- Bố cục: 

+ Phần 1 (phần mở đầu): Những tấm gương trung nghĩa xưa nay, vì nước, vì chủ mà quên mình, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn

+ Phần 2: Lòng căm thù trước sự ngang ngược, hống hách của quân giặc, thể hiện thái độ kiên quyết không đội trời chung với kẻ thù xâm lược

+ Phần 3: Thể hiện mối ân tình giữa chủ tướng và tướng sĩ, khích lệ ý thức trách nhiệm của mỗi người với triều đình, đất nước, biết làm theo điều đúng, gạt bỏ điều sai

+ Phần 4: Khuyên nhủ tướng sĩ biết phân biệt phải trái, luyện tập binh pháp để lo trừ giặc, bảo vệ xã tắc, non sông

Hoạt động 2: Thể loại hịch

Trình bày những hiểu biết của em về thể hịch.

Video trình bày nội dung:

- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa hay tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài .

- Đặc điểm: khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe, thường viết theo thể biền ngẫu. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén , có dẫn chứng thuyết phục.

NỘI DUNG 2 : TÌM HIỂU CHI TIẾT

Hoạt động 1. Mục đích và đối tượng thuyết phục

Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

Video trình bày nội dung:

- Mục đích viết bài hịch: Trước tình hình hết sức nguy cấp khi quân Mông – Nguyên – đội quân hùng mạnh nhất thời đại lúc bấy giờ chuẩn bị xâm lược Đại Việt, trong khi đó, nhiều tướng sĩ vẫn thờ ơ với vận mệnh dân tộc, chìm đắm trong việc hưởng thụ, không lo luyện tập để bảo vệ Tổ quốc, một bộ phận còn có tư tưởng chủ hoà. Tại thời điểm đó, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết bài viết này để kêu gọi, khích lệ tinh thần của tướng sĩ đoàn kết trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. 

- Đối tượng thuyết phục của bài hịch: các tướng lĩnh trong đội quân của Trần Quốc Tuấn, sau đó, lan toả ra toàn bộ các tướng sĩ và người dân Đại Việt lúc bấy giờ

Hoạt động 2. Nêu gương sáng trong sách sử

Em hãy cho biết:

+ Ngay phần mở đầu, tác giả đã liệt kê những cái tên nào trong lịch sử về trung quân ái quốc? Điều này đã đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn?

+ Từ đó, phần mở bài đã đảm nhận được chức năng nào của bài “Hịch tướng sĩ”?

Video trình bày nội dung:

- Ngay phần mở đầu, tác giả đã kể tên một loạt các tấm gương sáng trong sử sách trung quân:

+ Tướng: Kỷ Tín, Do Vũ, Cảo Khanh, Kính Đức, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang...

+ Quan nhỏ: Thân Khoái

+ Gia thần: Dự Nhượng

-> Bất kể thời đại nào, bất kể ai từ những viên quan nhỏ cho đến tướng lớn đều được kể tên. Họ có một đặc điểm chung là sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Lòng trung quân ái quốc như một luận cứ để làm cơ sở cho các lập luận phía sau.

- Hiệu quả:

+ Thuyết phục người đọc tin tưởng điều định nói bởi tính khách quan của các chứng cớ có thật

+ Bộc lộ tình cảm tôn vinh, ngưỡng mộ của người viết với những gương sáng trong lịch sử

+ Phần mở bài đã tập trung vào việc khích lệ lòng trung quân, ái quốc của tướng sĩ thời Trần.

 

 

Nội dung video Bài 5: Văn bản : “Hịch tướng sĩ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác