Video giảng Hóa học 11 Kết nối bài 9: Ôn tập chương 2

Video giảng Hóa học 11 kết nối bài 9: Ôn tập chương 2. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9: ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Hệ thống hóa kiến thức về nitrogen, sulfur – sulfur dioxide, ammonia – muối ammonium, sulfuric acid – muối sulfate, một số hợp chất với oxygen của nitrogen
  • Ôn tập tính của phản ứng, tính năng lượng liên kết  

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Chúng ta hãy cùng nhau chơi trò xây nhà nhé! Mỗi viên gạch trong ngôi nhà của chúng ta sẽ là một kiến thức quan trọng mà chúng ta đã học được ở chương 2. Các em hãy cùng nhau xếp những viên gạch này lại để tạo thành một ngôi nhà thật vững chắc.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Bây giờ cô có nhiệm vụ cho lớp mình, đó là hoàn thành phiếu học tập dưới đây:

1. Nitrogen

Nitrogen là nguyên tố phổ biến, góp phần tạo nên sự sống trên Trái Đất

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử: .......................

- Số oxi hóa thường gặp: .................................................................

- Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ...... bền vững (NN)

- Đơn chất nitrogen khá ............ ở nhiệt độ thường, hoạt động hóa học mạnh hơn khi đun nóng hoặc có xúc tác

- Đơn chất nitrogen thể hiện tính ....................... và tính .......................

2. Sulfur – Sulfur dioxide

a) Sulfur

- Sulfur là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng ......................... và .........................

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: .......................

- Số oxi hóa thường gặp: .................................................................

- Phân tử dạng mạch vòng gồm ....... nguyên tử (S8) và tương đối bền

- Sulfur thể hiện cả tính ....................... và tính .......................

b) Sulfur dioxide

- Sulfur dioxide phát thải ra môi trường từ quá trình .....................................................................................................................................

- Sulfur dioxide có tính chất của ......................, có tính ....................... và tính .......................

3. Ammonia – muối Ammonia

a) Ammonia

- Phân tử ammonia có dạng ..........................., phân tử còn .......... cặp electron không liên kết

- Khí ammonia có mùi ............., ............. tan trong nước, ............. hóa lỏng; ammonia có tính ............. và tính .............

- Ammonia được sản xuất từ .................. và .................. theo quá trình Haber – Bosch

b) Muối ammonium

- Muối ammonium thường ............. tan trong nước và ............. bền nhiệt

- Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với ............., sinh ra khí có .................

4. Sulfuric acid – Muối sulfate

a) Sulfuric acid

- Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một .....................

- Dung dịch sulfuric acid đặc có tính ............. nước, có khả năng gây bỏng, có tính ..................... và tính ..............................

- Bảo quản, sử dụng sulfuric acid đặc phải tuân theo quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ

- Sulfuric acid được sản xuất từ các nguyên liệu chính: ...............................................

b) Muối sulfate

- Các muối sulfate có nhiều ứng dụng thực tiễn: ammonium sulfate, ............................, ............................, ............................, ...

- Ion sulfate trong dung dịch được nhận biết bằng ion ..............

5. Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

a) Oxide của nitrogen

- Các oxide của nitrogen là một trong số các tác nhân chính gây ô nhiễm ...................... và gây ......................

b) Nitric acid

- Nitric acid là chất ............., ....................... trong nước, ...................... trong không khí ẩm

- Nitric acid có tính ..................... và tính ..............................

Video trình bày nội dung: 

1. Nitrogen

- Nitrogen là nguyên tố phổ biến, góp phần tạo nên sự sống trên Trái Đất.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử: 2s22p3

- Số oxi hoá thường gặp: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

- Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững

- Đơn chất nitrogen khá trơ ở nhiệt độ thường, hoạt động hoá học mạnh hơn khi đun nóng và có xúc tác.

- Đơn chất nitrogen thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.

2. Sulfur – Sulfur Dioxide

a) Sulfur

- Sulfur là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

- Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử: 3s23p4

- Số oxi hoá thường gặp: -2, 0, +4, +6.

- Phân tử dạng mạch vòng gồm 8 nguyên tử liên kết với nhau (S8) và tương đối bền.

- Đơn chất sulfur thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử.

b) Sulfur dioxide

- Sulfur dioxide phát thải ra môi trường từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (than đá, dầu mỏ), đốt cháy sulfur và khoáng vật sulfide

- Sulfur dioxide có tính chất của oxide, có tính oxi hoá và tính khử.

3. Ammonia – Muối ammoium

a) Ammonia

- Phân tử ammonia có dạng chóp tam giác, phân tử còn một cặp electron không liên kết.

- Khí ammonia có mùi khai, dễ tan trong nước, dễ hoá lỏng; ammonia có tính base và tính khử.

- Ammonia được sản xuất từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber-Bosch.

b) Muối ammonium

- Muối ammonium thường dễ tan trong nước và kém bền nhiệt.

- Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với kiềm, sinh ra khí có mùi khai.

4. Sufluric acid – Muối sulfate 

a) Sufluric acid 

- Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một acid mạnh.

- Dung dịch sulfur acid đặc có tính háo nước, có khả năng gây bỏng, có tính acid mạnh và tính oxi hoá mạnh.

- Bảo quản, sử dụng sulfur acid đặc phải tuân theo quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ.

- Sulfur acid được sản xuất từ các nguyên liệu chính: sulfur, quặng pyrite.

b) Muối sulfate 

- Các muối sulfate có nhiều ứng dụng thực tiễn: ammonium sulfate, barium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate,…

- Ion sulfate trong dung dịch được nhận biết bằng ion Ba2+.

5. Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

a) Oxide của nitrogen

- Các oxide của nitrogen là một trong số các tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí và gây mưa acid.

b) Nitric acid

- Nitric acid là chất lỏng, tan tốt trong nước, bốc khói trong không khí ẩm

- Nitric acid có tínhacid mạnh và tínhoxi hoá mạnh.

……………………..

Nội dung video Bài 9 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác