Video giảng Hóa học 11 Kết nối bài 3: Ôn tập chương 1
Video giảng Hóa học 11 kết nối bài 3: Ôn tập chương 1. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Rất vui được gặp lại các em trong bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Hệ thống hóa kiến thức về cân bằng hóa học, cân bằng trong dung dịch nước
- Ôn tập xác định pH của một số dung dịch
- Ôn tập viết biểu thức tính hằng số cân bằng KC cho các phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến hằng số cân bằng
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC
HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Để ôn tập kiến thức chương 1, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành các bảng sau đây nhé!
1. Cân bằng hoá học
......................................... | Phản ứng thuận nghịch |
aA + bB → cC + dD Phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ chất đầu tạo thành sản phẩm. | aA + bB ........... cC + dD Trong cùng một điều kiện, phản ứng xảy ra theo ............................... |
Trạng thái cân bằng | ............................................................................................ |
Hằng số cân bằng | Kc = ................................................................................... Chất rắn không đưa vào biểu thức tính KC. KC chỉ phụ thuộc vào ........................................................ |
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học | ........................................................................................... ........................................................................................... |
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatellier | ........................................................................................... ........................................................................................... |
2. Cân bằng trong dung dịch nước
Sự điện li Khái niệm: ............................................. Chất điện li mạnh gồm:......................... Chất điện li yếu gồm: ........................... Ví dụ 3 chất không điện li: .................. | Thuyết acid – base của Bronsted – Lowry Acid là: .............................. Base là: ............................. |
pH: ................................................................................................................................. | |
Phản ứng thuỷ phân là: .................................................................................................. Ví dụ: Al3+ + H2O ....................................................................................................... |
Video trình bày nội dung:
HỆ THỐNG KIẾN THỨC
1. Cân bằng hoá học
Phản ứng một chiều | Phản ứng thuận nghịch |
aA + bB → cC + dD Phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều từ chất đầu tạo thành sản phẩm. | aA + bB ⇄ cC + dD Trong cùng một điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. |
Trạng thái cân bằng | vthuận = vnghịch; nồng độ các chất trong hệ phản ứng không đổi. |
Hằng số cân bằng | Chất rắn không đưa vào biểu thức tính KC. KC chỉ phụ thuộc vào bản chất của phản ứng và nhiệt độ. |
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học | Nhiệt độ, nồng độ, áp suất |
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatellier | Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, nồng độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó |
2. Cân bằng trong dung dịch nước
Sự điện li Khái niệm: Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành ion Chất điện li mạnh gồm: acid mạnh, base mạnh, hầu hết muối Chất điện li yếu gồm: acid yếu, base yếu Ví dụ 3 chất không điện li: nước, saccharose, ethanol,... | Thuyết acid – base của Bronsted – Lowry Acid là: chất cho proton Base là: chất nhận proton | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
pH Công thức: pH = - lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phản ứng thuỷ phân là: Phản ứng giữa ion với nước Ví dụ: Al3+ + 3H2O ⇌ Al(OH)3↓ + 3H+ |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Trong dung dịch trung hòa về điện, tổng đại số điện tích của các ion bằng không. Dung dịch A có chứa 0,01 mol Mg2+; 0,01 mol Na+; 0,02 mol Cl- và x mol SO42. Giá trị của x là
A. 0,01.
B. 0,02.
C. 0,05.
D. 0,005.
=> Đáp án đúng là D. 0,005.
..........
Nội dung video bài 3: Ôn tập chương 1 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.