Video giảng Hóa học 11 Kết nối bài 14: Ôn tập chương 3
Video giảng Hóa học 11 kết nối bài 14: Ôn tập chương 3. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 14: ÔN TẬP CHƯƠNG 3
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Hệ thống hóa kiến thức về phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ, công thức phân tử hợp chất hữu cơ, cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Ôn tập viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở, xác định công thức phân tử, xác định công thức cấu tạo, lập công thwusc phân tử từ phổ khối lượng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi đi vào nội dung bài học ngày hôm nay, các em hãy ghép nối các hình ảnh của câu a) với thành phần của câu b) với phân loại chất hữu cơ của câu c)
a)
b) A. propane (C3H8); butane (C4H10)
B. CH3COOH (Acetic acid)
C. Starch (C6H10O5)n
D. C2H5OH (Ethyl alcohol)
c) X. Hidrocacbon
Y. Dẫn xuất hidrocacbon
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Hợp chất hữu cơ
Các em thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Nhắc lại khái niệm hợp chất hữu cơ là gì?
- Phân loại hợp chất hữu cơ.
- Đặc điểm của hợp chất hữu cơ?
- Nhóm chức là gì?
- Người ta thường dùng loại phổ nào để xác định nhóm chức?
Video trình bày nội dung:
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...)
- Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 nhóm là hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon.
Đặc điểm của hợp chất hữu cơ:
+ Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
+ Thành phần phân tử nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon, thường có hydrogen, oxygen, nitrogen, halogen, sulfur, phosphorus,...
+ Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. Các nguyên tử carbon không những có khả năng liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon.
+ Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi) và thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
+ Dễ cháy, kém bền với nhiệt nên dễ bị nhiệt phân huỷ.
+ Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, theo nhiều hướng và tạo ra hỗn hợp các sản phẩm. Để tăng tốc độ phản ứng thường cần đun nóng và có xúc tác.
- Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những tính chất hoá học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.
- Phổ hồng ngoại thường được sử dụng để xác định sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ.
Nội dung 2: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
Em hãy nêu nguyên tắc, cách tiến hành và trường hợp vận dụng của các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ đã được học (Chưng cất, chiết, kết tinh, sắc kí cột)
Video trình bày nội dung:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Trong các hợp chất sau, chất nào không phải là hợp chất hữu cơ?
A. (NH4)2CO3.
B. CH3COONa.
C. CH3Cl.
D. C6H5NH2.
Câu 2: Nhóm chức – COOH là của hợp chất nào sau đây?
A. Carboxylic acid.
B. Aldehyde.
C. Alcohol.
D. Ketone.
Câu 3: Ngâm hoa quả làm siro thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
A. Phương pháp chưng cất.
B. Phương pháp chiết.
C.Phương pháp kết tinh.
D. Sắc kí cột.
Video trình bày nội dung:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: B
………..
Nội dung video Bài 14: Ôn tập chương 3 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.