Slide bài giảng toán 6 chân trời bài 4: Phép nhân và phép chia hai số nguyên
Slide điện tử bài 4: Phép nhân và phép chia hai số nguyên. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 6 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HẾT HAI SỐ NGUYÊN
1. Nhân hai số nguyên khác dấu
Bài 1:
a) Hoàn thành các phép tính sau: (-4).3 = (-4) + (-4) + (-4) = ?
b) Theo cách trên, hãy tính: (-5).2; (-6).3.
c) Em có nhận xét gì về dấu của tích hai số nguyên khác dấu?
Trả lời rút gọn:
a) (-4) . 3 = (-4) + (-4) + (-4) = - (4 + 4 + 4) = -12
b) (-5) . 2 = (-5) + (-5) = -10
(-6) . 3 = (-6) + (-6) + (-6) = -18
c) Dấu của tích hai số nguyên khác đều là mang dấu âm.
Bài 2: Thực hiện phép tính sau:
a) (-5).4; b) 6.(-7);
c) (-14).20; d) 51.(-24).
Trả lời rút gọn:
a) (-5) . 4 = - (5 . 4) = -20
b) 6 . (-7) = - (6 . 7) = -42
c) (-14) . 20 = -(14 . 20) = -280
d) 51 . (-24) = - (51 . 24) = -1 224
Bài 3: Một xí nghiệp may gia công có chế độ thưởng và phạt như sau: Một sản phẩm tốt được thưởng 50 000 đồng, một sản phẩm có lỗi bị phạt 40 000 đồng. Chị Mai làm được 20 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm bị lỗi. Em hãy thực hiện phép tính sau để biết chị Mai nhận được bao nhiêu tiền.
20. (+50 000) + 4. (-40 000) = ?
Trả lời rút gọn:
Chị Mai nhận được số tiền là 840 000 (đồng).
2. Nhân hai số nguyên cùng dấu
Bài 1:
a) Nhân hai số nguyên dương
Ta đã biết nhân hai số nguyên dương. Hãy thực hiện các phép tính sau:
(+3).(+4) = 3.4 = ?
(+5).(+2) = 5.2 = ?
b) Nhân hai số nguyên âm
Hãy quan sát kết quả của bốn tích đầu và dự đoán kết quả của hai tích cuối.
Trả lời rút gọn:
a) (+3) . (+4) = 3 . 4 = 12
(+5) . (+2) = 5 . 2 = 10
b) (-1) . (-5) = 5
(-2) . (-5) = 10
Bài 2: Tính các tích sau:
a = (-2).(-3); b = (-15).(-6);
c = (+3).(+2); d = (-10).(-20).
Trả lời rút gọn:
a = (-2) . (-3) = 2 . 3 = 6
b = (-15) . (-6) = 15 . 6 = 90
c = (+3) . (+2) = 3 . 2 = 6
d = (-10) . (-20) = 10. 20 = 200
3. Tính chất của phép nhân các số nguyên
Bài 1: Thực hiện các phép tính rồi so sánh kết quả tương ứng ở hai cột màu xanh và màu đỏ.
Trả lời rút gọn:
a | b | a.b | b.a |
4 | 3 | 12 | 12 |
-2 | -3 | 6 | 6 |
-4 | 2 | -8 | -8 |
2 | -9 | -18 | -18 |
Nhận xét: a.b = b.a.
Bài 2: Thực hiện các phép tính rồi so sánh kết quả tương ứng ở hai cột màu xanh và màu đỏ
Trả lời rút gọn:
a | b | c | (a . b) . c | a . (b . c) |
4 | 3 | 2 | 24 | 24 |
-2 | -3 | 5 | 30 | 30 |
-4 | 2 | 7 | -56 | -56 |
2 | -9 | -3 | 54 | 54 |
* Nhận xét: (a . b) . c = a . (b . c)
Bài 3:
a) P là tích của 8 số nguyên khác 0 trong đó có đúng 4 số dương. Q là tích của 6 số nguyên khác 0 trong đó có duy nhất một số dương. Hãy cho biết P và Q là số dương hay số âm.
b) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số lẻ thì có dấu gì?
c) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì có dấu gì?
Trả lời rút gọn:
a) P là số dương
Q là số âm
b) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số lẻ thì có dấu âm.
c) Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì có dấu dương.
Bài 4: Thực hiện các phép tính rồi so sánh kết quả tương ứng ở hai cột màu xanh và màu đỏ.
Trả lời rút gọn:
a | b | c | a(b+c) | ab + ac |
4 | 3 | 2 | 20 | 20 |
-2 | -3 | 5 | -4 | -4 |
-4 | 2 | 7 | -36 | -36 |
2 | -9 | -3 | -24 | -24 |
* Nhận xét: a(b+c) = ab + ac
Bài 5: Thực hiện phép tính: (-2).29 + (-2).(-99) + (-2).(-30).
Trả lời rút gọn:
(-2) . 29 + (-2) . (-99) + (-2) . (-30)
= 200
4. Quan hệ chia hết và phép chia hết trong tập hợp số nguyên
Bài 1: Một tàu lặn thám hiểm đại dương lặn xuống thêm được 12 m trong 3 phút. Hỏi trung bình mỗi phút tàu lặn xuống thêm được bao nhiêu mét?
Hãy dùng số nguyên âm để giải bài toán trên.
Trả lời rút gọn:
Mỗi phút tàu lặn xuống thêm được 4 m.
Bài 2: Tìm thương của các phép chia sau:
a) (-2 020) : 2; b) 64 : (-8);
c) (-90) : (-45); d) (- 2 121) : 3
Trả lời rút gọn:
a) (- 2 020) : 2 = - 1 010
b) 64 : (-8) = -8
c) (-90) : (-45) = 2
d) (-2 121) : 3 = -707
Bài 3: Một máy cấp đông (làm lạnh nhanh) trong 6 phút đã làm thay đổi nhiệt độ được – 120C. Hỏi trung bình trong một phút máy đã làm thay đổi được bao nhiêu độ C?
Trả lời rút gọn:
Trung bình trong một phút máy thay đổi được: (-12) : 6 = - 2 độ C.
5. Bội và ước của một số nguyên
Bài 1:
a) -10 có phải là một bội của 2 hay không?
b) Tìm các ước của 5.
Trả lời rút gọn:
a) – 10 là một bội của 2
b) Ư(5) = {-1; 1; 5; -5}