Slide bài giảng toán 6 chân trời bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên
Slide điện tử bài 3: Phép cộng và phép trừ hai số nguyên. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 6 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
1. Cộng hai số nguyên cùng dấu
Bài 1: Có thể xem con đường là một trục số với khoảng cách giữa các cột mốc là 1 m hoặc 1 km để học các phép tính về số nguyên.
a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 2 đơn vị đến điểm +2, sau đó di chuyển tiếp thêm về bên phải 3 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào? Hãy dùng phép cộng hai số tự nhiên để biểu diễn kết quả của hành động trên.
b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (theo chiều âm) 2 đơn vị đến điểm – 2, sau đó di chuyển tiếp về bên trái 3 đơn vị (cộng với số -3). Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và so sánh kết quả của em với số đối của tổng (2 + 3).
Trả lời rút gọn:
a) Kết quả của hành động trên là: (+2) + (+3) = +5
b) Kết quả của hành động trên là: (-2) + (-3) = -5
Kết quả trên cho thấy điểm mà người đó dừng lại bằng với số đối của tổng (2+3).
Bài 2: Thực hiện các phép tính sau:
a) 4 + 7; b) (-4) + (-7); c) (-99) + (-11);
d) (+99) + (+11); e) (-65) + (-35).
Trả lời rút gọn:
a) 4 + 7 = 11
b) (-4) + (-7) = - (4+7) = -11
c) (-99) + (-11) = - (99+11) = -110
d) (+99) + (+11) = + (99+11) = 110
e) (-65) + (-35) = - (65 + 35) = -100
Bài 3: Bác Hà là khách quen của cửa hàng tạp hóa nhà bác Lan nên có thể mua hàng trước, trả tiền sau. Hôm qua bác Lan đã cho bác Hà nợ 80 nghìn đồng, hôm nay bác Hà lại được bác Lan cho nợ thêm 40 nghìn đồng nữa. Em hãy dùng số nguyên để giúp bác Lan ghi vào sổ số tiền bác Hà còn nợ bác Lan.
Trả lời rút gọn:
- Bác Hà nợ bác Lan 80 nghìn đồng được biểu diễn: -80 (nghìn đồng)
- Bác Hà nợ bác Lan 40 nghìn đồng được biểu diễn: -40 (nghìn đồng)
=> Tổng số tiền bác Hà nợ bác Lan là: (-80) + (-40) = -120 (nghìn đồng)
2. Cộng hai số nguyên khác dấu
Bài 1:
a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 4 đơn vị đến điểm +4. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên trái 4 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và thử nêu kết quả của phép tính sau: (+4) + (-4) = ?
b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (theo chiều âm) 4 đơn vị đến điểm -4. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên phải 4 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và hãy thử nêu kết quả của phép tính sau: (-4) + (+4) = ?
Trả lời rút gọn:
- Người đó dừng lại tại điểm 0.
- Kết quả của phép tính: (+4) + (-4) = 0.
Bài 2: Thẻ tín dụng trả sau của bác Tám đang ghi nợ 2 000 000 đồng, sau khi bác Tám nộp vào 2 000 000 đồng thì bác Tám có bao nhiêu tiền trong tài khoản? Hãy dùng số nguyên để giải thích.
Trả lời rút gọn:
- Thẻ tín dụng của bác Tám ghi nợ 2 000 000 đồng được biểu diễn: - 2 000 000 (đồng).
- Bác Tám nạp vào thẻ 2 000 000 đồng được biểu diễn: 2 000 000 (đồng).
Bài 3:
a) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên trái (theo chiều âm) 2 đơn vị đến điểm – 2. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên phải 6 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và hãy tìm kết quả của phép tính sau: (-2) + (+6) = ?
b) Trên trục số, một người bắt đầu từ điểm 0 di chuyển về bên phải (theo chiều dương) 2 đơn vị đến điểm + 2. Sau đó, người đó đổi hướng di chuyển về bên trái 6 đơn vị. Hãy cho biết người đó dừng lại tại điểm nào và hãy tìm kết quả của phép tính sau: (+2) + (-6) = ?
Trả lời rút gọn:
a) Người đó dừng lại tại điểm + 4.
Kết quả của phép tính: (-2) + (+6) = +4.
b) Người đó dừng lại tại điểm – 4.
Kết quả của phép tính: (+2) + (-6) = - 4.
Bài 4: Thực hiện các phép tính sau:
a) 4 + (-7); b) (-5) + 12;
c) (-25) + 72; d) 49 + (-51).
Trả lời rút gọn:
a) 4 + (-7) = - (7 – 3) = - 3
b) (-5) + 12 = 12 – 5 = 7
c) (-25) + 72 = 72 – 25 = 47
d) 49 + (-51) = - (51 – 49) = -2
Bài 5: Một tòa nhà có tám tầng được đánh số theo thứ tự 0 (tầng mặt đất), 1, 2, 3, ..., 7 và ba tầng hầm được đánh số -1; -2; -3. Em hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả hai tình huống sau đây:
a) Một thang máy đang ở tầng – 3, nó đi lên 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?
b) Một thang máy đang ở tầng 3, nó đi xuống 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?
(Ở một số tòa nhà, tầng mặt đất còn được gọi là tầng G).
Trả lời rút gọn:
a) Ta có: (-3) + 5 = 5 – 3 = 2
=> Thang máy dừng lại ở tầng 2.
b) Ta có 3 + (-5) = - (5 – 3) = - 2
=> Thang máy dừng lại ở tầng hầm (-2)
3. Tính chất của phép cộng các số nguyên
Bài 1: Tính và so sánh các cặp kết quả sau:
(-1) + (-3) và (-3) + (-1)
(-7) + (+6) và (+6) + (- 7)
Trả lời rút gọn:
Ta có: (-1) + (-3) = - 4 và (-3) + (-1) = -4
=> (-1) + (-3) = (-3) + (-1)
Ta có: (-7) + (+6) = -1 và (+6) + (-7) = -1
=> (-7) + (-6) = (-6) + (-7)
Bài 2: Tính và so sánh kết quả:
[(-3) + 4] + 2; (-3) + (4 + 2);
[(-3) + 2] + 4.
Trả lời rút gọn:
[(-3) + 4] + 2 = (-3) + (4 + 2) = (-3) + (4 + 2)
Bài 3: Thực hiện các phép tính sau:
a) 23 + (-77) + (-23) + 77;
b) (-2 020) + 2 021 + 21 + (-22).
Trả lời rút gọn:
a) 23 + (-77) + (-23) + 77 = [23 + (-23)] + [(-77) + 77] = 0.
b) (-2 020) + 2 021 + 21 + (-22) = [(-2 020) + 2 021] + [21 + (-22)] = 1 + (-1) = 0.