Slide bài giảng toán 6 chân trời bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm
Slide điện tử bài 4: Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 6 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
Bài 1: Tính diện tích và chu vi của bìa sách, bảng con, hộp bút,...
Mỗi học sinh quan sát đối tượng đo trong hoạt động cá nhân của mình (bảng con, vở bài tập, sách giáo khoa,...).
+ Ghi tên hình dạng của các đồ vật.
+ Chọn thước phù hợp để đo kích thước của các đồ vật rồi tính chu vi, diện tích của các đồ vật đó, ghi kết quả vào phiếu học tập.
Trả lời rút gọn:
- Các em tiến hành đo các chỉ số chiều dài, chiều rộng, chiều cao, cạnh đáy,… của các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên.
- Sau đó áp dụng các công thức tính chu vi và diện tích đã được học để tính toán.
- Nêu nhận xét.
Bài 2: Tính diện tích và chu vi của mặt bàn giáo viên, mặt ghế học sinh, cửa sổ, bảng lớp học,...
Mỗi nhóm quan sát một số đồ vật trong lớp. Giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, chẳng hạn:
Quan sát, đo kích thước và chu vi, diện tích của mặt bàn học trong lớp, mặt bàn giáo viên, cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp,...
+ Thảo luận về tên hình dạng của các đồ vật và đo kích thước, tính chu vi, diện tích của chúng, ghi kết quả vào phiếu học tập của nhóm.
+ Nêu nhận xét của nhóm về hình dạng, kích thước của đồ vật có phù hợp với việc học tập không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
- Các em tiến hành đo các chỉ số chiều dài, chiều rộng, chiều cao, cạnh đáy,… của các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên.
- Sau đó áp dụng các công thức tính chu vi và diện tích đã được học để tính toán.
- Nêu nhận xét.
Bài 3: Tính diện tích và chu vi của sân bóng, vườn trường, phòng học nghệ thuật,...
Học sinh từng nhóm quan sát một số công trình kiến trúc trong trường, thảo luận và xác định hình dạng của chúng. Sau đó đo các kích thước để tính chu vi, diện tích ( Chẳng hạn: sân trường, bồn hoa, sân khấu, sân bóng, nền nhà phòng máy tính, bảng tin, vườn trường,...)
Có thể quan sát, ước lượng các kích thước khi đo và tính chu vi, diện tích.
+ Ghi tên hình dạng, kích thước, chu vi, diện tích vào phiếu học tập khi đo và tính toán.
+ Nêu nhận xét về hình dạng và các kích thước, kiến trúc có phù hợp với hoạt động học tập, sinh hoạt của giáp viên, học sinh trong trường không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
- Các em tiến hành đo các chỉ số chiều dài, chiều rộng, chiều cao, cạnh đáy,… của các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên.
- Sau đó áp dụng các công thức chu vi và diện tích đã được học để tính toán.
- Nêu nhận xét.
Bài 4: Treo phiếu học tập với kết quả của cá nhân, nhóm.
Giáo viên và học sinh đánh giá và tự đánh giá, nhận xét kết quả các hoạt động của cá nhân, nhóm và kết luận (quá trình tham gia và sản phẩm).
Trả lời rút gọn:
Tiến hành ghi kết quả và treo phiếu học tập