Slide bài giảng toán 6 chân trời bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả
Slide điện tử bài 3: Làm tròn số thập phân và ước lượng kết quả. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 6 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3: LÀM TRÒN Số Thập Phân VÀ ƯỚC LƯỢNG KẾT QUẢ
1. Làm tròn số thập phân
Bài 1:
a) Bạn Dũng muốn chia một thanh nẹp gỗ dài 1m ra thành 3 phần bằng nhau để làm 3 cái thước kẻ tặng các bạn. Em hãy giúp bạn Dũng đo chiều dài mỗi phần.
b) Em hãy làm tròn số 33,333 đến hàng đơn vị rồi đến hàng phần trăm.
Trả lời rút gọn:
a) Chiều dài của mỗi phần là: 1 : 3 = 0,33333333....
b) Làm tròn 33,333 đến hàng đơn vị thành 33, đến hàng phần trăm thành 33,33
Bài 2: Làm tròn các số sau đây: −10,349; 1995,921; −822,399; 99,999
a) đến hàng phần mười;
b) đến hàng phần trăm
c) đến hàng đơn vị;
d) đến hàng chục.
Trả lời rút gọn:
a) −10,3; 1995,9; −822,4; 100,0
b) −10,35; 1995,92; −822, 40; 100,00
c) −10; 1996; −822; 100
d) −10; 2000; −820; 100
2. Ước lượng kết quả
Bài 1: Mẹ đi vắng để lại cho Mai 300 000 đồng để thanh toán hoá đơn tiền nước như dưới đây. Em hãy ước lượng nhanh xem Mai có còn đủ tiền để mua quyển sách giá 43 000 đồng không.
Trả lời rút gọn:
Mai đóng tiền điện nước hết 256,910 làm tròn thành 257.000 ngàn. Vậy Mai vẫn còn đủ tiền mua quyển sách giá 43 000 đồng
Bài 2: Hãy dùng một thước có độ chia nhỏ nhất đến 0,1 cm để đo chiều dài, chiều rộng và đường chéo (theo cm) của một quyển vở của em. Làm tròn kết quả đo được và giải thích cách làm của em.
Trả lời rút gọn:
Chẳng hạn, em đo quyển vở và nhận được kết quả như sau:
Chiều dài: 20,7cm
Chiều rộng: 14,7cm
Đuờng chéo: 26 cm
3. Bài tập
Bài 1: Làm tròn các số sau đây: -492,7926; 320,1415; -568,7182
a) đến hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn
b) đến hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm
Trả lời rút gọn:
a) Hàng phần mười: -492,8; 320,1; -568,7
Hàng phần trăm: -492,79; 320,14; -568,72
Hàng phần nghìn: -492,793; 320,141; -568,718
b) Hàng đơn vị: -493; 320; -569
Hàng chục: -490; 320; -570
Hàng trăm: -500; 300; -600
Bài 2: Làm tròn các số thập phân sau đến chữ số thập phân thứ hai:
a) -79,2384 b) 60,403
c) -0,255 d) 50,996
Trả lời rút gọn:
a) -79,24 b) 60,40
c) -0,26 d) 51,00
Bài 3: Theo số liệu từ trang web https://danso.org/, tính đến ngày 09/10/2020, dân số Việt Nam là 97 553 839 và dân số Hoa Kì là 331 523 221 người. Em hãy làm tròn hai số trên đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
Trả lời rút gọn:
- Hàng chục: 97 553 840; 331 523 220
- Hàng trăm: 97 553 800; 331 523 200
- Hàng nghìn: 97 554 000; 331 523 000
Bài 4: Hết học kì I, điểm môn Toán của bạn Cúc như sau:
Hệ số 1: 7; 8; 6; 10
Hệ số 2; 9
Hệ số 3: 8
Em hãy tính điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cúc (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
Trả lời rút gọn:
Điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cúc là:
(7 + 8 + 6 + 10 + 9.2 + 8.3) : 9 = 8,11111111
Làm tròn: 8,1
Bài 5: Một số nguyên sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 110 000. Số đó có thể lớn nhất là bao nhiêu, nhỏ nhất là bao nhiêu?
Trả lời rút gọn:
- Số đó có thể lớn nhất là: 110 499
- Số đó có thể nhỏ nhất là 110 001