Slide bài giảng toán 6 chân trời bài 1: Điểm. Đường thẳng
Slide điện tử bài 1: Điểm. Đường thẳng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 6 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHƯƠNG 8: CÁC HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN
BÀI 1: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG
1. Điểm
Bài 1: Quan sát bản đồ ở hình sau, chúng ta thấy:
Mỗi dấu chấm đỏ trên bản đồ du lịch biểu diễn một địa điểm tham quan.
Chỉ ra các chấm biểu diễn các địa điểm du lịch Bà Nà, Hội An, Cù Lao Chàm.
Trả lời rút gọn:
Bài 2:
- Em hãy đọc tên các điểm có trên hình bên.
- Em hãy vẽ ba điểm vào vở và đặt tên cho ba điểm đó.
Trả lời rút gọn:
- Các điểm có trong hình là G, K, H
- Vẽ 3 điểm
2. Đường thẳng
Bài 1:
a) Kể tên các đường thẳng có trong Hình 4a.
b) Vẽ vào vở ba điểm như Hình 4b. Vẽ các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đó.
c) Từ một tờ giấy A4, em hãy nêu một số cách gấp để tạo ra hình ảnh của điểm và đường thẳng.
Trả lời rút gọn:
a) Các đường thẳng có trong Hình 4a: đường thẳng a, b, c
b)
c) * Cách gấp để tạo hình ảnh đường thẳng:
- Gấp tờ giấy A4 làm hai phần, khi mở tờ giấy ra thì xuất hiện nếp gấp.
- Nếp gấp đó cho ta hình ảnh của đường thẳng.
* Cách gấp để tạo hình ảnh điểm:
- Gấp đôi tờ giấy A4 lần thứ nhất rồi tiếp tục đôi tờ giấy đó lần thứ hai vuông góc với đường thẳng ban đầu.
- Sau khi mở tờ giấy A4 ra thì sẽ có nếp gấp tạo thành hai đường thẳng vuông góc. Giao của hai đường thẳng này cho ta hình ảnh của điểm.
3. Vẽ đường thẳng
Bài 1: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A, B nói trên?
Trả lời rút gọn:
Chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm A và B nói trên
Bài 2: Từ các điểm M, N, P, Q phân biệt như Hình 6, có thể tạo thành bao nhiêu đường thẳng? Em hãy vẽ các điểm M, N, P, Q vào vở rồi dùng thước và bút để vẽ các đường thẳng đó.
Trả lời rút gọn:
4. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng
Bài 1: Quan sát hai bức tranh sau và mô tả hình ảnh của các quả bóng:
a) b)
Trả lời rút gọn:
- Hình 7a: Bóng chạm vạch sơn cho ta hình ảnh điểm thuộc đường thẳng
- Hình 7b: Bóng không chạm vạch sơn, cho ta hình ảnh điểm không thuộc đường thẳng
Bài 2: Điểm A thuộc và không thuộc đường thẳng nào trong hình bên? Dùng các kí hiệu và để mô tả điều đó.
Trả lời rút gọn:
Điểm A thuộc đường thẳng a, không thuộc đường thẳng b.
Hay: A ∈ a và A ∉ b
5. Bài tập
Bài 1:
a) Hãy đặt tên cho các điểm và đường thẳng trong hình dưới đây:
b) Hãy nêu ba cách gọi tên đường thẳng trong hình dưới đây:
Trả lời rút gọn:
a)
b) Có thể gọi tên đường thẳng là: AB, BC, CD.…
Bài 2: Dùng kí hiệu để biểu thị các mối quan hệ dưới đây và vẽ các hình tương ứng.
a) Các điểm A, B thuộc đường thẳng p
b) Các điểm C, D không thuộc đường thẳng p
Trả lời rút gọn:
a) A, B ∈ p
b) C, D ∉ p
Vẽ hình:
Bài 3: Trong hình vẽ bên:
a) Điểm B thuộc những đường thẳng nào?
b) Điểm A không thuộc những đường thẳng nào?
c) Đường thẳng nào không chứa điểm C?
Sử dụng kí hiệu để mô tả các quan hệ trên.
Trả lời rút gọn:
a) Điểm B thuộc đường thẳng j, n, i hay: B ∈ j, B ∈ n, B ∈ i
b) Điểm A không thuộc đường thẳng j và n hay: A ∉ j, A ∉ n
c) Đường thẳng i và n không chứa điểm C hay C ∉ i, C ∉ n
Bài 4: Vẽ hình cho mỗi trường hợp sau:
a) Điểm M thuộc đường thẳng a
b) Điểm M thuộc hai đường thẳng a và b nhưng không thuộc đường thẳng c
c) Điểm M nằm trên cả ba đường thẳng a, b, c
Trả lời rút gọn:
Bài 5: Hãy nêu một số hình ảnh của đường thẳng và điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng trong thực tế
Trả lời rút gọn:
Điểm thuộc đường thẳng: dây điện ở các cột điện cao áp, hạt cơm dính trên đũa,…
Điểm không thuộc đường thẳng: Giọt nước ở dưới sàn so với dây phơi quần áo, viên sỏi trên đường so với cột điện,…