Slide bài giảng ngữ văn 8 kết nối bài 5: Thực hành Tiếng Việt (trang 113)
Slide điện tử bài 5: Thực hành Tiếng Việt (trang 113). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN CỦA CÂU
CH1. Đặt trong ngữ cảnh cuộc đối thoại được thể hiện ở bài ca dao số 2, nghĩa hàm ẩn của câu "Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo" là gì?
Trả lời rút gọn:
"Đi chợ đường xa", nghĩa là chuột muốn nói với mèo rằng mình đã cao chạy xa bay rồi, không tóm được đâu! Mua mắm mua muối là để muối mắm lão mèo chăng? Mèo tinh ranh nhưng chuột còn tinh ranh hơn. Ở đây, chuột đã biết dùng "gậy ông đập lưng ông", lấy ngay chuyện hỏi thăm của mèo để chửi mèo!
CH2. Theo em, qua câu ca dao “Cưới em ba chum mật ong/ Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy...", anh học trò thực sự muốn nói điều gì?
Trả lời rút gọn:
Anh học trò muốn nói nhà cô gái thách cưới cao mà điều kiện nhà anh học trò không đáp ứng được "ba chum mật ong","mười thúng mỡ muỗi" là không có thật nhằm chế giễu, tạo sự hài hước của anh chàng học trò.
CH3. Cho biết nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm trong các trường hợp sau:
a. Chập chập rồi lại chang chang
Con gà sống lớn để riêng cho thầy.
b. Ông Giuốc-đanh: - Thế này là thế nào? Bác may hoa ngược mất rồi.
Phó may: - Ngài có bảo là ngài muốn may xuôi hoa đâu.
Ông Giuốc-đanh: - Lại còn phải bảo cái đó à?
Phó may: - Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.
Trả lời rút gọn:
a. Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lừa lọc người khác để kiếm tiền, đồng thời cũng phê phán những người ít hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.
b. Phê phán thói làm sang của ông Giuốc- đanh.
CH4. Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:
a. Có tật giật mình.
b. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.
c. Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người Cười.
d. Lời nói gói vàng.
e. Lưỡi sắc hơn gươm.
Trả lời rút gọn:
a. “Có tật giật mình” nghĩa là bản thân sẽ cảm thấy chột dạ khi có ai đó nói về mình vì mình đã từng làm điều sai trái.
b. Nói về sự hữu hạn của đời người khuyên chúng ta phải biết quý trọng thời gian.
c. Câu ca dao trên khuyên ta phải biết tôn trọng người khác. Ai cũng cõ điểm mạnh và điểm yếu cả, không được tự tin quá mức mà đi coi thường người khác. Nếu coi thường, khinh bỉ người khác thì khi ta rơi vào hoàn cảnh như họ ta sẽ bị người khác chê bai, khinh thường.
d. Câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” là lời khuyên bổ ích, con người hãy rèn dũa lời nói cho đẹp đẽ, giá trị hẵng nói ra, cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, cuộc sống hiện tại. Có thế, “gói vàng” mà lời nói đem lại sẽ là mối giao hảo đẹp đẽ, đáng quý, kinh tế và giữ gìn hòa khí người với người.
e. Lời nói, mồm miệng độc địa, kẻ dùng lời nói mà làm hại người khác