Slide bài giảng ngữ văn 8 kết nối bài 3: Nam quốc sơn hà

Slide điện tử bài 3: Nam quốc sơn hà. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. NAM QUỐC SƠN HÀ

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Bài thơ được coi là bản "tuyên ngôn độc lập" đầu tiên của đất nước ta. Em hiểu thế nào là bản "tuyên ngôn độc lập"? 

Trả lời rút gọn: 

Tuyên ngôn Độc lập là một tuyên bố về quyền tự chủ của một quốc gia, một lời tuyên bố không chịu sự chi phối của bất kỳ thế lực nào từ bên ngoài. Đây thường là văn bản được phát hành để khẳng định sự độc lập và chủ quyền của một quốc gia sau khi nó giành lại quyền tự quyết từ tay các thế lực ngoại bang.

CH2. Từ "cư" trong nguyên tác có thể dịch là "ngự" (cai quản), cũng có thể dịch là "ở" (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản "tuyên ngôn độc lập" hơn? Hãy lí giải ý kiến của em. 

Trả lời rút gọn: 

Theo em, cách dịch "ngự" ( cai quản) sẽ thỏa đáng hơn bởi vua của một nước nên dùng chữ này có nghĩa là người đứng đầu trong một quốc gia có trách nhiệm cai quản và vận hành đất nước, từ "ở'' (cư trú) không bao hàm được hết nghĩa nguyên tác của bài thơ.

CH3. Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào? 

Trả lời rút gọn: 

– Hai câu đầu: Khẳng định tuyệt đối chủ quyền toàn vẹn, sự độc lập, tự chủ của dân tộc:

     + Nước Nam hoàn toàn có lãnh thổ riêng, đất Nam đã có vua Nam ở

     + Phân giới lãnh thổ của người Nam đã được quy định rành rành ở sách trời, điều này đã là chân lý không thể chối cãi được

– Hai câu cuối: Khẳng định quyết tâm đứng lên bảo vệ dân tộc trước kẻ thù

     + Tác giả đã khẳng khái chỉ rõ những kẻ đem quân xâm lược nước ta là đang làm trái đạo làm người và trái cả đạo trời

     + Đưa ra sự cảnh báo đanh thép đến bọn xâm lăng rằng chúng sẽ bị tan tác trước quân và dân ta.

CH4. Theo em, câu thơ cuối cảnh cáo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?

Trả lời rút gọn: 

Câu cuối cảnh cáo quân xâm lược là sẽ chuốc lấy thất bại, bởi kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời. Kết thúc của một cuộc chiến tranh phi nghĩa chính là sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Đó là sự thật đã được lịch sử chứng minh. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của dân tộc. 

CH5. Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Trả lời rút gọn: 

Bài thơ "Sông núi nước Nam" với câu hỏi "Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?" khẳng định chủ quyền của quốc gia và cảnh báo rằng những kẻ xâm lược sẽ gặp kết cục bi thảm. Thơ thể thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và đanh thép, hình ảnh biểu tượng cao đã truyền đạt ý nghĩa sâu sắc về chiến thắng của phe chính nghĩa. 

CH6. Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này? 

Trả lời rút gọn: 

Bài thơ đã giáo dục nhận thức chúng ta về ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ khi bị ngoại xâm.