Slide bài giảng ngữ văn 8 kết nối bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
Slide điện tử bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1. Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã đọc, đã học, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất trong lòng em bởi sự cống hiến không biên giới của Người. Suốt 30 năm tìm đường cứu nước, vất vả bôn ba ở nước ngoài và làm mọi công việc để tồn tại. Người đã đến Nga, tiếp nhận chủ nghĩa Mác và áp dụng vào tình hình nước nhà. Sự hỗ trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa cùng tinh thần đoàn kết của dân tộc đã giúp Việt Nam đạt được độc lập và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
CH2. Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?
Trả lời rút gọn:
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta là một giá trị vô cùng quý báu. Nhận lấy tinh thần ấy từ cha ông, em quyết tâm thắp sáng ngọn lửa yêu nước trong lòng mình. Hằng ngày, em không ngừng học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân, để trang bị cho mình một hành trang vững chắc, sẵn sàng cống hiến cho đất nước trong tương lai. Không chỉ dừng lại ở đó, em còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như dọn dẹp đường phố, tặng quà cho các em nhỏ và người cao tuổi, cũng như tham gia vào các chiến dịch bảo vệ môi trường. Mặc dù có những khó khăn và bận rộn, nhưng em luôn đầy nhiệt huyết và hăng say với công việc của mình. Đằng sau sức lực đó, là nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt - tinh thần yêu nước vững vàng của em.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1. Cách mở đầu và câu văn thể hiện nội dung bao quát của văn bản
Trả lời rút gọn:
Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
CH2. Những bằng chứng được sử dụng nhằm làm sáng tỏ điều gì?
Trả lời rút gọn:
Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước đã có từ lâu rồi. Điều đó đã được lịch sử ta chứng minh rằng đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đến các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Những bằng chứng ấy chứng tỏ nước ta có truyền thống yêu nước lâu đời và tinh thần kháng chiến rất cao cả.
CH3. Cách nêu bằng chứng ở đây có gì đáng chú ý?
Trả lời rút gọn:
Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ
+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi
+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ
+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến
CH4. Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
Trả lời rút gọn:
Để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta em cần phải:
+ Ra sức học tập và rèn luyện, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tham gia các hoạt động do trường lớp đề ra, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp để trở thành những công dân có ích cho đất nước.
+ Luôn biết yêu quý đất nước của mình.
+ Luôn có ý thức tôn trọng hòa bình đến cùng.
+ Trong học tập và làm việc phải luôn tìm tòi, học hỏi.
SAU KHI ĐỌC
CH1. Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?
Trả lời rút gọn:
Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng: tất cả mọi người.
CH2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?
Trả lời rút gọn:
Nghệ thuật lập luận và bố cục chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.
CH3. Bài nghị luận có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.
Trả lời rút gọn:
Bài nghị luận này có 3 luận điểm:
Luận điểm 1: Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta
Luận điểm 2: Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại
Luận điểm 3: Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.
Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
CH4. Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một "truyền thống quý báu”?
Trả lời rút gọn:
Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:
- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ
+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi
+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ
+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến
CH5. Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản này, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?
Trả lời rút gọn:
Đối với thế hệ trẻ, là trụ cột của đất nước, việc giáo dục lòng yêu nước cần được thực hiện một cách toàn diện. Cốt lõi của giáo dục này là dạy cho học trò biết yêu nước, quý trọng nguồn gốc. Họ cần được trang bị tinh thần tự lập, tự cường, không bao giờ chấp nhận thua kém, không bao giờ làm nô lệ. Mục tiêu là tạo ra các công dân có đạo đức, có tài năng, kiên định trong sự nghiệp cách mạng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
CH6. Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
Nghệ thuật lập luận nổi bật:
- Bố cục chặt chẽ
- Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân
- Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay bởi tinh thần yêu nước luôn chảy trong máu người Việt Nam bất kì thời đại nào.
Đề bài:
VIẾT KẾT NỐI ĐỌC
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) Trả lời rút gọn cho CH: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?
Trả lời rút gọn:
Lòng yêu nước là tình cảm cao quý mà mỗi người dành cho quê hương và đất nước. Nó không chỉ là những lời nói cao xa mà còn thể hiện qua ý thức và hành động cụ thể. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước biểu hiện qua sự quyết liệt, sẵn sàng hy sinh để giành lại độc lập cho dân tộc. Trong thời bình, nó thể hiện ở việc xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người và đem lại sự vững bền cho đất nước. Mỗi người từ khi còn nhỏ đều cần được nuôi dưỡng tình yêu nước từ gia đình, và sau này từ trường học và xã hội. Trong quá trình trưởng thành, mỗi người cần hỗ trợ và chia sẻ tình thương với những người xung quanh, đặc biệt là những người gặp khó khăn. Trong xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nước không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Đóng góp của mỗi người vào sự phát triển và bảo vệ đất nước là cần thiết và quan trọng.