Slide bài giảng HĐTN 2 Kết nối bài 34: Lao động an toàn

Slide điện tử bài 34: Lao động an toàn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TUẨN 34 – TIẾT 2 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - LAO ĐỘNG AN TOÀN

KHỞI ĐỘNG

- Tạo niềm vui và chú ý của HS với nội dung trải nghiệm. Tạo sự liên tưởng đến các hành động khi sử dụng dụng cụ lao động của HS.

- HS chơi Oẳn tù tì theo cặp đôi, sử dụng các từ kéo, búa, giấy mỗi khi xoè tay. 

– HS có thể sáng tạo ra các dụng cụ lao động khác bằng động tác bàn tay của mình.

Ví dụ: 

– HS dùng tay mô phỏng hành động đang sử dụng dụng cụ lao động và bạn cùng cặp phải đoán tên dụng cụ lao động đó

- Giới thiệu nội dung trải nghiệm – nói về dụng cụ lao động.

KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ

HS biết gọi tên dụng cụ lao động, nếu tác dụng của dụng cụ lao động, những nguy hiểm khi sử dụng, cách sử dụng và cất giữ an toàn.

- Giao cho mỗi tổ HS một dụng cụ lao động. Nhóm HS quan sát, vẽ lại vào tờ giấy A3, trên đó ghi tên dụng cụ lao động, công dụng của dụng cụ lao động, dùng một từ nói lên sự nguy hiểm khi sử dụng dụng cụ lao động, cách sử dụng và cất giữ an toàn.

Ví dụ: Kim chỉ.

+ Vẽ chiếc kim khâu và cuộn chỉ.

+ Công dụng khâu quần áo,...

+ Nguy hiểm: viết từ sắc nhọn.

+ Cách dùng an toàn: Kim luôn đi cùng chỉ. Khi dùng kim, ngồi một chỗ, không chạy không đi lại.

+ Cách cất giữ: Vẽ miếng gối ghim kim hoặc cài kim vào cuộn chỉ, vẽ chiếc hộp kín. Tương tự như thế với các dụng cụ khác

– Các tổ, nhóm trưng bày hình ảnh của mình về dụng cụ lao động và thuyết trình về cách sử dụng an toàn, cách cất giữ. Các bạn nhóm khác, tổ khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Cần học 1 sử dụng an toàn các dụng cụ lao động, cũng như cách cất giữ đúng chỗ để bảo vệ bản thân và người khác.

MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 

- HS có kĩ năng sử dụng dụng cụ lao động đúng và an toàn.

- Hướng dẫn sử dụng một trong những dụng cụ lao động được nhắc đến ở HĐ trước dao nhỏ, kéo, kim chỉ, giẻ lau, chồi cán dài, xô và cây lau nhà, cái bào rau củ. 

- Hướng dẫn cách cầm, cách đặt các ngón tay để thao tác thái / cắt / gọt / khẩu / lau / quét,... an toàn.

– Có thể sử dụng các sản phẩm do HS làm ra để trang trí và thưởng thức sau hoạt động. Kết luận: Nhắc lại các bí kíp sử dụng an toàn của các dụng cụ lao động vừa hướng dẫn

cho HS.

CAM KẾT HÀNH ĐỘNG 

- Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.

- Gợi ý HS về nhà nhờ bố mẹ chỉ rõ những dụng cụ lao động nào có trong gia đình mà em chưa được phép sử dụng.

- Nhận xét, tổng kết hoạt động.

- Hướng dẫn HS tự đánh giá sau chủ đề theo nội dung phần Tự đánh giá SGK trang 87: Vẽ cây Trải nghiệm vào vở và tự đánh giá, sau đó dán hoa vào cây Trải nghiệm.

Nội dung ghi nhớ:

- HS chơi Oẳn tù tì theo cặp đôi, sử dụng các từ kéo, búa, giấy mỗi khi xoè tay. 

– HS có thể sáng tạo ra các dụng cụ lao động khác bằng động tác bàn tay của mình.

- HS nhận một dụng cụ lao động.

- HS quan sát, vẽ lại vào tờ giấy A3, trên đó ghi tên dụng cụ lao động, công dụng của dụng cụ lao động, dùng một từ nói lên sự nguy hiểm khi sử dụng dụng cụ lao động, cách sử dụng và cất giữ an toàn

- Các nhóm trưng bày hình ảnh của mình về dụng cụ lao động và thuyết trình về cách sử dụng an toàn, cách cất giữ. 

- Các bạn nhóm khác, tổ khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- HS sử dụng một trong những dụng cụ lao động

- HS biết cách cầm, cách đặt các ngón tay để thao tác thái / cắt / gọt / khẩu / lau / quét,... an toàn.

- HS thực hành theo nhóm: thực hành từng thao tác theo hướng dẫn của thầy cô (nếu dùng dao, có thể cho HS cắt rau củ quả luộc để làm sa-lat, sau đó thưởng thức cùng các bạn).

- HS thực hành lau dọn, cất dụng cụ lao động sau khi làm việc.

- HS về nhà nhờ bố mẹ chỉ rõ những dụng cụ lao động nào có trong gia đình mà em chưa được phép sử dụng.

- HS tự đánh giá sau chủ đề.