Slide bài giảng HĐTN 2 Kết nối bài 29: Bảo vệ cảnh quan quê em

Slide điện tử bài 29: Bảo vệ cảnh quan quê em. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 2 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TUẨN 29 – TIẾT 2 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - BẢO VỆ CẢNH QUAN QUÊ EM

KHỞI ĐỘNG

- Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề giữ gìn bảo vệ cảnh quan chung.

- Giới thiệu bài hát “Ra chơi vườn hoa” của nhạc sĩ Văn Tấn. Cả lớp cùng hát tập thể,

- Gợi ý HS định nghĩa thế nào là “của chung”. Tại sao bông hoa lại là “của chung”? Bông hoa do ai trồng? Ai được ngắm hoa? Có được ngắt hoa về làm của riêng trong nhà mình không?

- Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những cảnh quan chung – là của chung tất cả mọi người, ai cũng có quyền sử dụng, ai cũng có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ.

KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ

HS nhớ lại và kể được những cảnh quan chung cần chăm sóc ở địa phương ở gần nơi em ở, nơi em học.

- HS phát hiện ra những gì là “của chung” tất cả mọi người mà em biết.

–HS làm việc nhóm. Mỗi nhóm nhớ lại cảnh quan xung quanh mình và viết hoặc vẽ ra những nơi cần được gìn giữ.

+ Vì sao mỗi người đều có trách nhiệm phải gìn giữ cảnh quan này? Đây có phải “của mình” đâu, “của chung cơ mà!

+ Gìn giữ cảnh quan nghĩa là làm những việc gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 

- HS đặt mình vào các tình huống khác nhau để biết cách ứng xử phù hợp khi muốn bảo vệ cảnh quan chung.

- HS chia thành hai nhóm chính: một nhóm thể hiện tình huống và một nhóm đưa ra lời khuyên.

- Trong tiểu phẩm HS đưa ra lời khuyên bắt đầu bằng các từ “Hãy...” với các việc cần làm và “Đừng / Xin đừng... với các việc không nên làm.

- Khuyến khích các nhóm đưa ra thật nhiều tình huống và khen ngợi những nhóm đưa ra được nhiều lời khuyên phù hợp nhất. Ví dụ: HS diễn cảnh đi chơi vườn hoa, người ngắm hoa, người khen hoa đẹp, ngửi hoa - khen hoa thơm... Một bạn nhỏ định ngắt hoa. Bạn khác nói: “Ấy ấy! Xin đừng hái hoa!”.

Một nhóm khuyên: Hãy giữ gìn cảnh quan chung không giảm nát cỏ, không ngắt hoa. Ngược lại, chúng ta có thể tưới cây, tưới hoa, nhặt rác,... 

- Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

Nội dung ghi nhớ:

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài hát.

- HS định nghĩa thế nào là “của chung” và trả lời câu hỏi.

- HS phát hiện ra những gì là “của chung” tất cả mọi người mà em biết.

- HS làm việc nhóm và  nhớ lại cảnh quan xung quanh mình và viết hoặc vẽ ra những nơi cần được gìn giữ.

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS chia thành hai nhóm chính và thảo luận về tiểu phẩm.

- HS có thể đưa ra thật nhiều tình huống khác nhau để cùng thảo luận.

- Các nhóm trình bày ý kiến