Slide bài giảng HĐTN 2 Kết nối bài 10: Tìm sự trợ giúp đề giữ gìn tình bạn

Slide điện tử bài 10: Tìm sự trợ giúp đề giữ gìn tình bạn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 2 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

TUẨN 10 – TIẾT 2 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - TÌM SỰ TRỢ GIÚP ĐỂ GIỮ GÌN TÌNH BẠN

KHỞI ĐỘNG

- Gợi lại hình ảnh về một lớp học vui vẻ và đoàn kết, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho HS trước khi vào học.

- HS tham gia Hát và nhảy theo nhạc ca khúc “Lớp chúng ta đoàn kết”, tác giả: Mộng Lân.

- Nhắc lại về bài hát để HS nhớ lại ca từ.

- HS thống nhất các động tác nhảy theo nền nhạc bài hát và hát theo. 

- HS cùng hát và nhảy theo nhịp bài hát.

- HS nêu cảm nhận của bản thân về lớp học sau khi vận động theo nhạc. 

- Giới thiệu chủ đề HĐ – nói về cách giữ gìn tình bạn, tình đoàn kết.

KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ

1. Xử lí tình huống Hai con dê tranh nhau qua cầu

- HS hiểu được trong cuộc sống luôn có mâu thuẫn và cần biết nhường nhịn nhau khi giải quyết mâu thuẫn.

- Mời 2 HS lên bảng, đội mũ dê đen, dê trắng, diễn lại tình huống hai con dê qua cầu, gặp nhau ở giữa cầu và không biết giải quyết ra sao.

- Mời một số HS đưa ra phương án giải quyết tình huống, đồng thời, mời các HS khác bình luận về cách giải quyết ấy.

- Em dã học được điều gì qua tình huống trên?

- Mời đại diện một số HS chia sẻ.

2. Kể những tình huống nảy sinh giữa bạn bè

- Giúp HS phân biệt được nguyên nhân bất hoà, từ đó lựa chọn được cách giải quyết mẫu thuẫn phù hợp.

- Đặt câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ các tình huống nảy sinh mâu thuẫn với bạn mà HS đã từng gặp

TUẨN 10 – TIẾT 2 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - TÌM SỰ TRỢ GIÚP ĐỂ GIỮ GÌN TÌNH BẠN

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mâu thuẫn không được giải quyết?

+ Khi chưa làm lành với bạn, em cảm thấy thế nào?

- Trong học tập, sinh hoạt và vui chơi với bạn, không tránh khỏi có những mâu thuẫn, tranh cãi nảy sinh. Ai cũng có thể gặp các tình huống như vậy. Mâu thuẫn có thể xuất hiện từ lời nói, hành động không hợp lý, bị hiểu lầm. Mâu thuẫn cần được giải quyết tích cực, nếu không, chúng ta cũng sẽ không vui, buồn bực.

MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 

- HS nêu ra được các phương án tìm kiếm sự trợ giúp.

–HS sắm vai tình huống: hai người bạn đang có mâu thuẫn với nhau. Bạn này đã cố gắng giải thích nhưng bạn kia giận, bịt tai không nghe.

–HS sắm vai nhóm bạn 3 – 4 người lên hỗ trợ giải quyết khi bạn bị hiểu lầm cần trợ giúp: Bạn bị hiểu lầm sẽ nói gì? Nhóm bạn kia sẽ nói gì? 

– Đưa ra tình huống thứ hai và đề nghị HS tìm kiếm sự trợ giúp từ phía GV. HS sẽ nói thế nào? GV cùng HS giải quyết tình huống.

CAM KẾT HÀNH ĐỘNG 

- Vận dụng kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tế.

- Kể với bố mẹ về việc giải quyết mâu thuẫn của em hoặc của bạn bè ở lớp.

Nội dung ghi nhớ:

- HS tham gia Hát và nhảy theo nhạc ca khúc “Lớp chúng ta đoàn kết”

- HS nhảy theo nền nhạc bài hát và hát theo.

- HS nêu cảm nhận của bản thân về lớp học sau khi vận động theo nhạc.

- 2 HS lên bảng, đội mũ dê đen, dê trắng, diễn lại tình huống hai con dê qua cầu.

- HS đưa ra phương án giải quyết tình huống, 

- HS khác nhận xét, bổ sung về cách giải quyết ấy.

- HS chia sẻ các tình huống nảy sinh mâu thuẫn với bạn mà HS đã từng gặp dựa vào câu hỏi gợi ý.

- HS chia sẻ cách giải quyết tình huống.

- Hai HS sắm vai tình huống và tìm ra cách giải quyết.

- HS lên hỗ trợ giải quyết tình huống.

- HS nhờ sự giúp đỡ từ thầy cô để giải quyết mâu thuẫn với bạn.

- HS về nhà kể với bố mẹ về việc mình đã giải quyết được mẫu thuẫn với bạn ở lớp.