Slide bài giảng HĐTN 2 Kết nối bài 24: Phòng tránh bị bắt cóc
Slide điện tử bài 24: Phòng tránh bị bắt cóc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn HĐTN 2 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TUẨN 24 – TIẾT 2 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC
KHỞI ĐỘNG
Mời mỗi tổ một thành viên đóng vai “vị khách bí mật” được chui vào tấm lều du lịch đã dựng sẵn hoặc căng tấm vải dài sao cho che được hết đại diện mỗi tổ. Mỗi đại diện sẽ được cầm một tấm bìa màu khác nhau hoặc đánh số không trùng với số tổ của mình.
+“Bạn thích màu gì?”
+“Hôm qua, tổ chức mình cùng làm việc gì?”
+ “Tên nhân vật hoạt hình bạn thích nhất?”
+ “Đồ chơi bạn yêu quý là gì?”..
Làm thế nào để nhận ra được đúng thành viên của tổ mình? Vừa lắng nghe giọng nói, vừa biết đặt câu hỏi và lắng nghe câu trả lời như vậy chúng ta sẽ phân biệt được người quen – người thân – người lạ.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
- Thông qua trò chơi đưa ra các tình huống giúp HS nhận diện được nguy cơ bắt cóc, cảnh giác với người lạ để phòng bị bắt cóc.
- Cho mỗi tổ ngồi chụm lại theo nhóm, phát cho mỗi tổ một chiếc chuông nhỏ (hoặc dùng bìa tam giác màu vàng, mỗi tổ tự vẽ chiếc chuông vào bìa vàng của tổ mình).
- Đưa ra các tình huống để HS lựa chọn rung chuông hay không rung chuông.
+ Sơn đang đứng một mình ở cổng trường chờ bố mẹ đến đón thì phát hiện có người lạ theo dõi mình. Nếu em là Sơn em sẽ làm gì?
+ Trên đường đi học về, Nga gặp một người lạ cho quà và rủ đi cùng. Nếu là Nga em sẽ ứng xử như thế nào?
+ Một người lạ tươi cười hỏi rất nhiều thông tin về em;
+ Người ấy gọi riêng em ra một nơi khác, vắng vẽ để nói chuyện
- Trong quá trình GV đưa ra tình huống, GV trò chuyện với HS lí do vì sao lại chọn rung chuông? Có điều gì có thể xảy ra nếu không biết tự “Rung chuông báo động”? Bị bắt cóc, bị đưa đi xa không gặp bố mẹ, không được về nhà.
“Người quen dù tốt bụng,
Vẫn không phải người thân
Người lạ nhìn và gọi,
- Rung chuông, đừng phân vân”
- Tiếng chuông báo động sẽ phát ra từ trong chính suy nghĩ bởi sự cảnh giác khi gặp người lạ khiến mình lo sợ. Khi nghe thấy tiếng chuông ấy nghĩa là em đã biết cách tự bảo vệ mình và hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ những người lớn đáng tin cậy.
MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
- HS nhận diện và biết cách ứng xử với người thân – sát, lắng nghe và nói từ chối lịch sự.
- Thảo luận về đặc điểm của một số người thân thông qua các câu hỏi:
+ Ông (bà) nội / ông (bà) ngoại của em có vẻ ngoài thế nào?
+ Giọng nói của bác / chú / dì có điều gì đặc biệt?
- Để nhận ra NGƯỜI THÂN (thẻ chữ) rất dễ nếu biết chịu khó quan sát, lắng nghe và tìm ra những điều đặc biệt của họ.
+ Khi em ở nhà một mình, bác hàng xóm rất thân muốn vào chơi, em có nên mở cửa không?
+ Tháng nào cô cũng đến và bố mẹ luôn nhờ em ra gửi tiền điện cho cô, cô gọi cửa em có mở cửa không? Tại sao?
+ Hôm nay bố mẹ đón muộn, cô bạn của mẹ muốn đưa em về, em có đi cùng cô ấy không? Vì sao?
- HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS đặt bàn tay mình lên tờ bìa và vẽ viễn bàn tay ấy. Sau đó, HS cắt bàn tay đã vẽ ra và ghi lên mỗi ngón tay tên của một người thân nhất sẽ trợ giúp khi em cần.
- HS cùng thảo luận với bố mẹ và nghĩ ra một câu nói độc đáo làm mật khẩu
để cả nhà luôn nhận ra nhau.
Nội dung ghi nhớ:
- Đóng vai “vị khách bí mật” và thảo luận.
- Các thành viên còn lại của tổ có 2 phút để thảo luận và cử một người đưa ra lần lượt 2 – 3 câu hỏi cho những “vị khách bí mật” và lắng nghe câu trả lời để tìm ra đâu là “người quen” và đâu là “người lạ.
- HS ngồi chụm lại theo nhóm
- HS lựa chọn tình huống và thực hiện.
- HS sắm vai và xử lí tình huống do GV đưa ra.
- HS lắng nghe.
- HS dựa vào câu hỏi gợi ý để thảo luận đặc điểm của một người thân trong gia đình.
- Bác hàng xóm, bạn của bố mẹ hay cô thu tiền điện, bác bán nước đầu ngõ đều là những người quen em hay gặp, có thể họ rất yêu quý em nhưng hãy nhớ đó là những NGƯỜI QUEN (thẻ chữ) không phải NGƯỜI THÂN vì vậy hãy nói từ chối thật lịch sự khi ở một mình, chưa được sự đồng ý của bố mẹ nhé.
- Vẽ bàn tay và cắt bàn tay đã vẽ ra và ghi lên mỗi ngón tay tên của một người thân nhất sẽ trợ giúp khi em cần.
- Thảo luận với bố mẹ và nghĩ ra một câu nói độc đáo làm mật khẩu để cả nhà luôn nhận ra nhau.